no comments

6 bài tập thiền cho trẻ

Việc học các bài thực hành thiền có thể mang lại một hiệu quả lâu dài đối với sự phát triển của trẻ. Thiền (Mindfulness) có thể cải thiện sự tập trung và sự chú ý. Nó cũng giúp trẻ học cách lấy bình tĩnh khi chúng lo lắng.Thiền cũng có thể làm gia tăng lòng trắc ẩn và sự thấu cảm với người khác ở trẻ, theo đó giúp chúng học cách giải quyết các xung đột.

Trong bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về những lợi ích của việc dạy cho trẻ thiền. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những bài tập thiền cho trẻ vừa dễ thực hiện lại vừa vui.

Thiền giúp trẻ đối mặt với căng thẳng, và cảm thấy biết ơn trong cuộc đời của chúng. Đó là một điều thực sự tuyệt vời mà chúng ta, những người làm cha làm mẹ có thể dạy cho những đứa con nhỏ của mình.

Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách bình tĩnh trong tình huống hỗn độn. Dưới đây là 6 bài tập thiền cho trẻ mà bạn có thể thử bắt đầu.Hãy kết hợp và xem những bài tập nào bạn nghĩ phù hợp nhất với con bạn, tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ quan tâm của chúng. Sau đó, hãy nhớ hít thở và tận hưởng với bài tập.

1. Hít thở cùng thú nhồi bông

Đây là một trong những bài tập thiền cổ điển dành cho trẻ. Việc “chú ý đến hơi thở” là điều cốt lõi của hầu hết các bài tập thiền định, nhưng nó không phải là điều dễ dàng để trẻ có thể làm được. Việc thở có thể đơn giản chỉ là khái niệm.

Hãy yêu cầu con bạn nằm xuống và đặt một chú thú nhồi bông lên bụng chúng. Sau đó yêu cầu chúng hít vào và thở ra, theo dõi thú nhồi bông nhô lên và thụt xuống trên bụng chúng.

Theo cách này, trẻ có thể tùy chỉnh được hơi thở của chúng. Chúng sẽ rèn luyện hệ thống mạch chú ý trong cơ thể chúng và hiểu được một trong những bài học cơ bản của sự chú ý.

2. Siết chặt và thả lỏng

Đây là một bài tập xây dựng sự chú ý khác mà bạn có thể thử với con bạn. Hãy yêu cầu chúng nằm xuống. Sau đó hãy yêu cầu chúng siết chặt từng cơ trong cơ thể một cách hệ thống, sau đó thả lỏng cơ thể.Hãy bắt đầu ở chân, yêu cầu chúng siết chặt bàn chân và các ngón chân, sau đó…thư giãn. Tiếp đến cẳng chân, lên hông, bụng, cánh tay, vv.

Bài tập này giúp trẻ nhận ra sự khác biệt khi chúng giữ căng thẳng trong cơ thể và khi chúng giải phóng căng thẳng.

Đó là một cách cơ bản để dạy trẻ về sự tập trung.

Nó cho trẻ biết cách tùy chỉnh cơ thể chúng và hiện diện.

3. Thực hành lòng biết ơn

Việc cảm thấy biết ơn vì những gì mà bạn có và học cách trân trọng những điều nhỏ bé xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của bạn là phần quan trọng của sự tập trung. Hãy làm biến điều này trở thành một bài tập thường xuyên trong gia đình bạn.

Hãy bỏ ra một khoảng thời gian mỗi ngày, hoặc thậm chí là một lần mỗi tuần, khi đó tất cả thành viên trong gia đình sẽ cùng chia sẻ về một điều khiến bạn cảm thấy biết ơn trong cuộc sống của bạn. Bạn có thể nhận thấy rằng theo thời gian, điều này sẽ trở thành hoạt động yêu thích của gia đình.

Lòng biết ơn có thể tạo ra sự gia tăng tích cực dẫn tới lòng tốt, suy nghĩ tích cực và hạnh phúc. Những người duy trì thực hành lòng biết ơn thường xuyên sẽ có mức độ cảm xúc cao hơn.Thật là một điều tuyệt vời để chia sẻ với con bạn!

4. Đi bộ một cách chú tâm

Việc dạy cho trẻ sự tập trung không cần phải quá phức tạp. Nó có thể là một việc dễ dàng như đi bộ. Hoạt động rèn luyện sự tập trung đơn giản này mang lại cho trẻ hoạt động thể chất nhẹ nhàng và không khí trong lành.

Lần tiếp theo khi bạn đi bộ cùng con bạn, hãy biến việc đi bộ trở thành việc “đi bộ chú tâm”. Hãy yêu cầu con bạn thực sự yên tĩnh và yêu cầu chúng chú ý đến từng âm thanh mà chúng có thể nghe được. Sau đó, hãy yêu cầu chúng chú ý đến những mùi hương mà chúng ngửi được và màu sắc mà chúng nhìn thấy.

Sau một vài phút quan sát trong yên lặng, hãy yêu cầu con bạn chia sẻ điều mà chúng chú ý. Con bạn sẽ bắt đầu chú ý hơn đến thế giới xung quanh chúng và quan tâm đến vẻ đẹp ở sân sau nhà chúng.

5. Ăn một cách chú tâm

Việc học cách thưởng thức và tận hưởng thức ăn là một bài tập quan trọng cho cả người lớn và trẻ em. Việc ăn một cách chú tâm có thể dạy cho trẻ chú ý đến những thức ăn khác nhau có mùi vị như thế nào, và nó có thể khiến trẻ ít có xu hướng trở thành người kén ăn hơn.

Điều đó cũng khiến trẻ ăn chậm hơn, như vậy chúng có thể nhận ra những tín hiệu an toàn và ít có xu hướng bị ăn quá no.Việc ăn chú tâm thực sự dễ dàng để thực hiện. Hãy yêu cầu con bạn đặt những loại thức ăn khác nhau trong miệng chúng, như một quả nho, một mẩu socola hoặc một chiếc bánh quy mặn.

Hãy yêu cầu chúng ăn một cách chậm rãi và chú ý đến hoàn cảnh, nhiệt độ, mùi vị (Ngọt? Mặn? Hay đắng?) với từng loại thức ăn. Hãy yêu cầu chúng chú ý đến cảm giác khi chúng để thức ăn trước miệng, khi chúng cắn thức ăn và khi chúng nhai thức ăn.

6. Khoảnh khắc của trái tim

Với bài tập này, điều mà chúng ta sẽ thực sự có được là cảm xúc.“Những khoảnh khắc của trái tim có thể được tóm tắt bằng việc hãy nói về cảm xúc. Bài tập này là một cách để trẻ dừng lại, quan sát nơi chúng đang hiện diện, và nói lên cảm nhận của chúng.”

Để bắt đầu, hãy hỏi con bạn: “Lúc này con đang cảm thấy thế nào? Làm thế nào con biết con đang cảm nhận được những cảm xúc này? Con cảm nhận được nó ở đâu trong cơ thể con?”

Điều này giúp trẻ rèn luyện việc tự kiểm soát. Học cách xác định và thảo luận mà không hành động dựa trên đó là một phần quan trọng của việc phát triển sự kiểm soát cảm xúc bộc phát.

Trẻ sẽ không bị sợ những cảm xúc của chúng, hoặc cố gắng che dấu cảm xúc của chúng.

Mục đích của bài tập này là giúp trẻ nhận thấy rằng cảm xúc chỉ vừa xảy ra. Trong khi chúng ta không thể ngăn được cảm xúc, chúng ta có thể thay đổi cách chúng ta phản ứng lại với những cảm xúc. Một bài học quan trọng!

Kết luận:

Sau cùng, bạn muốn thực hiện những bài tập sự chú ý này cho con một cách vui vẻ và dễ dàng. Điều này sẽ là một “bắt buộc” được thêm vào danh sách việc cần làm. Ý tưởng này mang lại cho trẻ một số công cụ mà chúng có thể sử dụng để có được sự tập trung, quản lý cảm xúc và hiện diện.

Nếu một bài tập nào đó không thu hút được sự quan tâm của con bạn, hãy dừng lại và thử một bài tập khác.Bạn không thể ép buộc sự tập trung ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Bạn ra tìm ra những kỹ thuật phù hợp với từng cá nhân. Khám phá là một phần của quá trình này.

Dịch từ beenke

Đọc thêm bài viết cùng chủ đề:

Những lợi ích tuyệt vời của việc dạy cho trẻ thiền

Reply