no comments

Làm gì khi bị đứt tay ?

Trẻ nhỏ bản tính thường hay tò mò và hiếu động. Việc trẻ háo hức với các dụng cụ mới lạ và có thể mắc nguy cơ đứt tay, chầy da là rất cao. Thậm chí đôi khi trẻ biết mình mắc lỗi và giấu kín bí mật mắc lỗi này với cha mẹ và người thân.

Tuy vậy, nếu không biết xử trí đúng cách một vết thương nhỏ cũng có thể trở nên nghiêm trọng ngoài ý muốn của cả trẻ nhỏ và gia đình. Đôi khi chỉ đơn giản là bắt đầu từ bước sơ cứu. Cha mẹ hãy là người trang bị cho trẻ những kiến thức hành trang đầu đời này nhé.

Trước hết cha mẹ cần thường xuyên nhắc nhở trẻ:

-Khi làm việc nên tập trung không nên phân tâm.

-Trẻ cần được người lớn hướng dẫn cách thức sử dụng các dụng cụ đúng cách và an toàn.

– Nếu cắt hay gọt nên chọn cách cầm dao, kéo sao để không gây thương tích.

– Nên quy định trong gia đình những loại dao, kéo nào (không quá sắc) cho trẻ được quyền sử dụng.

Sơ cứu đúng cách khi bị đứt tay chảy máu

Vệ sinh vết thương:

-Điều đầu tiên bạn nên làm sau khi bị đứt tay là phải rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn.

-Việc làm này sẽ giúp loại bỏ một số loại vi trùng đang ở trong hoặc bám xung quanh vết thương.

-Lau khô khu vực xung quanh vết thương.

-Dùng khăn mềm sạch hoặc giấy khô lau khô vùng nước ẩm xung quanh vết thương. Bạn không nên lau trực tiếp lên vết thương vì điều đó sẽ làm bạn đau đớn.

-Việc lau khô xung quanh vết thương là để bước sau dính băng dễ dàng hơn.

Băng bó đúng cách cho vết thương:

-Nếu là vết thương hở nhỏ, đã tự cầm máu sau khi sơ cứu làm sạch, bé hoàn toàn yên tâm, hãy dán một miếng băng Urgo lên vết đứt.

-Tuy nhiên đừng quấn dán quá chặt quanh vết thương khiến vùng đó bị bó chặt nên tuần hoàn máu kém, dẫn đến thâm tím, nặng hơn còn mất đi cảm giác và hoại tử.

-Dù băng kín nhưng bé vẫn phải chú ý giữ gìn vệ sinh và thay băng hàng ngày để vết thương được khô thoáng và sạch sẽ. Miếng băng cũng cần phải thay ngay khi bị ướt.

Nếu vết thương sâu cần làm gì?

-Vết thương sâu khi chảy máu nhiều, đau đớn, bé cần gọi sự trợ giúp của người lớn, phải chú ý vệ sinh và sơ cứu ban đầu sau đó băng bó bằng một miếng băng gạc hay khăn sạch.

-Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng của vết thương và chỉ định xem có cần khâu vết thương hay không. Bởi có những vết thương phải khâu mới có thể đảm bảo an toàn.

Một số lưu ý nhỏ cùng cha mẹ và bé:

-Hãy luôn dự phòng cho bé miếng Urgo nhỏ theo người để phòng bất trắc có thể xảy ra ở nhà hay không phải ở nhà.

-Khi vết thương lên da non hãy nhắc trẻ không bóc vảy ở vết thương. Hãy cứ để nó tự bong ra.

-Cố gắng giữ ẩm cho vết đứt và vùng da xung quanh. Da khô sẽ khiến vảy ở vết thương bong ra và không giúp cho da mau lành – và kết quả cuối cùng là để lại sẹo.

 

Đứt tay là điều không mong muốn xảy ra với bất kỳ ai. Đặc biệt với trẻ nhỏ.

Trước tình huống này bạn đừng quá hốt hoảng hay khiển trách bé nặng lời vì như vậy sẽ không giúp ích gì cho trẻ.

Hãy cùng trẻ chuẩn bị tập dượt các tình huống xấu và bạn sẽ ngạc nhiên và vui mừng chừng nào khi bé làm chủ hoàn cảnh trong tương lai.

Bởi khi nắm bắt được các kỹ năng sống cần thiết, trẻ không những có thể tự lo cho bản thân mà còn có thể chăm sóc người thân và bạn bè nữa đấy.

 

Reply