no comments

Làm thế nào để vứt đồ không chút tiếc nuối?

Trong các ngôi nhà tại Mỹ thường có trên 300.000 vật dụng. Sự thật là như vậy mặc dù 1 trong 10 người Mỹ có thuê nơi trữ đồ bên ngoài và thậm chí là kích thước ngôi nhà ở Mỹ đã lớn gấp đôi so với 50 năm trước. Hãy làm một phép tính: Thời gian sở hữu ngôi nhà của mỗi người Mỹ trung bình khoảng 9 đến 10 năm, nghĩa là mọi người sẽ lưu trữ hơn 30.000 vật dụng mỗi năm khi đạt tới số lượng trên 300.000 vật dụng.

Vậy điều này do đâu mà có? Nó có thể xuất phát từ nhiều khả năng: thói quen tích trữ đồng xu, đồ chơi cũ của trẻ, đồ dùng không còn phù hợp hoặc đã lỗi thời, các loại đinh vít, đồ dùng văn phòng phẩm, hoặc những đồ dùng mà chúng ta lưu giữ gắn liền với cảm xúc như một chương trình hòa nhạc cũ hay một chiếc máy thu âm cũ.

Mọi người thường có thiên hướng giữ thêm các đồ dùng bởi vì họ tin rằng một ngày nào đó trong tương lai, những đồ dùng này sẽ trở nên hữu ích hoặc có giá trị. Điều này đúng ở một mức độ nào đó. Những đô dùng này, đặc biệt là những đồ dùng gắn với những kỷ niệm cảm xúc, không phải là rác, nhưng liệu những đồ dùng này có hữu ích với chủ sở hữu của chúng không là một câu hỏi.

Thật dễ dàng để khởi động và xử lý toàn bộ 300.000 đồ dùng, hầu hết mọi người đều vướng phải 3 vấn đề này khi họ cố gắng xác định sự hữu dụng của một món đồ dùng:

  • Phóng đại hoặc quá quan trọng sự cần thiết của nó trong tương lai.
  • Đánh giá thấp chi phí và không gian chứa món đồ đó.
  • Không quan tâm đến chi phí lưu trữ món đồ

Dưới đây là một giải pháp mà bạn có thể áp dụng để dễ dàng vứt đồ mà không tiếc nuối:

Công thức dọn dẹp đồ:

Cách ngắn gọn nhất để vượt qua sự ngần ngại khi vứt đồ đó là sử dụng bộ câu hỏi RFASR:

  • Recency (Gần đây) – “Lần cuối cùng tôi sử dụng món đồ này là khi nào?”
  • Frequency (Thường xuyên) – “Tôi sử dụng món đồ này thường xuyên như thế nào?”
  • Acquisition (Giá mua) – “Sự khó khăn và đắt đỏ để có được món đồ này?”
  • Storage Cost (Chi phí lưu trữ) – “Không gian và chi phí bảo dưỡng đi liền với món đồ là bao nhiêu?”
  • Retrieve Cost (Chi phí khôi phục) – “Những chi phí nào liên quan đến việc khôi phục món đồ hay chi phí phải chịu khi nó trở nên lỗi thời là bao nhiêu?”

Khi bạn tự hỏi mình những câu hỏi này, hãy thực hiện phương trình:

R (Thấp) + F (Thấp) + AC (Thấp) + SC (Cao) + RC (Cao) = Không đáng giá

Ví dụ, một tình huống dọp dẹp đồ dùng trong nhiều gia đình đó là quần áo, nó sẽ như thế này:

  • R – Gần đây: “Lần cuối cùng tôi mặc trang phục này là 2 năm trước.”
  • F – Thường xuyên: “Sau đó, tôi khôn g mặc đến nó nhiều lần.”
  • AC – Giá mua: “Tôi có thể đặt mua một cái áo hoặc quần tương tự như vậy trong 5 phút sau.”
  • SC – Chi phí lưu trữ: “Những chiếc quần áo giống nhau chiếm ¾ tủ đồ của tôi.”
  • RC – Chi phí khôi phục: “Đó là 2 năm trước…”

Trong trường hợp này, bạn tống khứ quần áo đi. Điều đó sẽ tăng thêm giá trị hoặc sự hữu dụng trong tương lai.Nếu có món đồ nào liên quan đến cảm xúc (ví dụ như một món quà từ ai đó mà bạn quan tâm), hãy nhớ điều này: Khi nó được hiện diện như một món quà, khi đó nó đạt được mục tiêu ban đầu của nó. Hai đến ba năm sau đó, món quà đó vẫn có vị trí như vậy. Điều đó không làm thay đổi sự kết nối với món quà hoặc người đã tặng món quà đó cho bạn.

Như vậy công thức dọn dẹp có thể giúp bạn tống khữ những món đồ mà bạn đã sưu tầm và giúp bạn quyết định xem liệu bạn có nên sưu tầm hay mua những thứ mà bạn luôn lưỡng lự khi bạn muốn thứ gì đó hơn là bạn cần nó không.

Để đấu tranh với việc vứt đồ, hãy xem xét việc chờ một tuần để đưa ra quyết định mua đồ. Trong tuần chờ đợi, hãy nghĩ tới phép tính và mức độ mong muốn cùng mức độ cần thiết của bạn với món đồ đó. Nếu bạn quyết định mua món đồ mới này, hãy tống khứ một món đồ có trong nhà bạn. Một vào và một ra là quy luật khá đơn giản mà bạn có thể áp dụng.

Trận đấu ngầm khi dọn dẹp đồ

Giá trị thực của công thức dọn dẹp còn hơn cả việc tiết kiệm tiền và không gian. Bên cạnh đó, còn còn tiết kiệm năng lượng tinh thần cho bạn. Có một lượng lớn năng lượng tinh thần tham gia vào việc bố trí và dọn dẹp những bộ quần áo cũ và các đồ dùng, hoặc thậm chí là chuẩn bị bản thân sẵn sàng để làm điều đó.

Đồng thời, cũng có một lượng lớn năng lượng tinh thần tham gia vào việc phớt lờ việc mà bạn cần làm, đây là một mẹo phổ biến cho những đồ dùng lộn xộn. Hãy nghĩ tới điều này: Nếu đưa cho bạn một mẩu giấy có một dấu chấm đen trên đó và nói: “Đừng nghĩ đến dấu chấm”, bạn sẽ khó có thể không nghĩ tới dấu chấm đen đó. Đó là biểu hiện của nhiều năng lượng được sử dụng vào việc cố gắng để không nghĩ tới dấu chấm đen.

Nó cũng tương tự với việc sắp xếp lại ngôi nhà của bạn. Bạn biết rằng sự lộn xộn đang diễn ra. Nhưng bạn luôn tìm cách để phớt lờ hoặc trì hoãn làm việc đó, và điều đó thực sự làm giảm đi sự chú ý và ưu tiên của bạn cách xa nơi mà đồ vật của bạn được đọc.ích và những thứ có giá trị với bạn. Đó là một chiến tích lớn trong chò trơi dọn dẹp.

Reply