no comments

Trẻ thực sự cần gì để trở nên tự tin và tự lập?

Việc nuôi dưỡng để trẻ trở thành người đôc lập không chỉ dừng lại ở việc chúng ta dạy cho chúng những kỹ năng sống. Dưới đây là cách mà bạn tạo ra một tổ ấm nuôi dưỡng sự tự tin và độc lập cho con bạn.

Khi con bạn còn là đứa trẻ nhỏ, bạn dành hàng giờ để dạy chúng cách cột dây giày.

Khi chúng được 10 tuổi, bạn dạy chúng biết cách sử dụng máy giặt.

Và khi con bạn lớn hơn, bạn lấy can đảm để dạy con bạn cách lái xe.

Việc dạy cho trẻ những kỹ năng sống là quan trọng. Nhưng sau tất cả, chúng ta biết được rằng những đứa trẻ sau khi đã học xong đại học vẫn không thể giặt được quần áo và cần sự giúp đỡ của cha mẹ trong từng việc trong cuộc sống của chúng.

Nếu chúng ta thực sự muốn nuôi dưỡng sự tự tin và tính tự lập cho trẻ – để chúng không chỉ biết giặt quần áo mà còn trở thành người tự tin, chăm chỉ và hiểu biết – chúng sẽ cần nhiều hơn là chỉ những bài học kỹ năng.

Bởi vì sự tự lập không chỉ là kỹ năng, đó là tư duy.Con của chúng ta cần có sự tự tin khi chúng nghĩ về bản thân chúng, giải quyết các thức thức và tìm ra con đường đi đúng đắn – mà không có chúng ta.Vậy bạn còn cần làm gì nữa để giúp trẻ trở thành người tự tin và có tư duy độc lập? Dưới đây là một số cách mà bạn có thể tham khảo.

1. Thiết lập sự kết nối

Thật nghịch lý, khi cha mẹ có sự kết nối cảm xúc mạnh mẽ với đứa trẻ từ sớm trong cuộc sống, điều đó sẽ giúp đứa trẻ trở nên tự tin hơn và ít dựa dẫm vào người khác hơn khi chúng lớn lên.

Sự kết nối cảm xúc từ sớm này khiến trẻ cảm thấy chúng có giá trị và an toàn khi chúng lần đầu tiên trải nghiệm sự biến đổi của cuộc sống.

Và nền tảng bảo vệ vững chắc này sẽ theo trẻ đến khi chúng khôn lớn. Điều này khiến trẻ có khả năng giải quyết các vấn đề và thách thức một cách tự tin hơn.

Nhưng chính xác là làm thế nào để có được sự kết nối với con bạn? Và sự kết nối này được thiết lập và duy trì như thế nào?

Khi chúng ta cho trẻ sự tự do, chúng ta đang gửi đi thông điệp rằng chúng ta tin tưởng khả năng đưa ra quyết định của chúng (và khả năng sửa sai từ những quyết định chưa tốt) cũng như có trách nhiệm cho những quyết định của chúng. Điều đó không có nghĩa là cha mẹ bỏ mặc chúng và không đưa ra bất kỳ chỉ dẫn nào, mà cha mẹ luôn đứng ở phía sau để hỗ trợ và hướng dẫn chúng đúng lúc.

2. Cộng tác với chúng

Cách tốt nhất để hiểu được mối quan hệ cộng tác giữa cha mẹ và con cái đó là xem xét sự đối lập: sự đối lập độc tài. Cha mẹ, những người đưa ra quyết định cho con họ, nói cho chúng biết chúng cần nghĩ gì, làm gì và nói gì – như vậy chính là bạn đang lấy đi đôi cánh của con bạn. Những đứa trẻ này hiếm khi hoặc không bao giờ có được sự tự do để khám phá những sở thích của chúng hoặc học cách để giải quyết các thách thức một cách độc lập.

Trong mối quan hệ hợp tác, cha mẹ xem xét các ý tưởng và mong muốn của trẻ. Họ thảo luận các ý tưởng cùng với con họ và giúp chúng giải quyết vấn đề khi cần thiết.

Trẻ cũng được cho phép để thực hiện các hoạt động mà chúng thích, những hoạt động hình thành động lực bên trong của chúng và để chúng hiểu rõ hơn về bản thân chúng.

Khi trẻ được cho cơ hội để góp phần vào đưa việc đưa quyết định – về việc ý kiến của chúng được lắng nghe và có ảnh hưởng đến kết quả – điều đó giúp chúng nhận thấy rằng chúng có thể tạo ra những quyết định tốt, và cũng nhận thấy việc trở thành một phần trong việc đưa ra quyết định chín chắn và có trách nhiệm là như thế nào.

3. Đặt ra những mong đợi lớn

Trẻ cố gắng đạt được những mong đợi mà những người quan trọng trong cuộc đời chúng đưa ra cho chúng. Cha mẹ có những mong đợi lớn dành cho con họ mong chúng cố gắng hết sức trong mọi hoàn cảnh, để xứng đáng với sự tôn trọng mà chúng có được, và để thể hiện trách nhiệm (theo độ tuổi). Chẳng bao lâu, trẻ trở nên được định hướng không chỉ bởi những mong đợi lớn của cha mẹ chúng mà còn của riêng chúng.

Việc đặt ra những mong đợi lớn cho trẻ truyền tải đến chúng rằng chúng ta tin tưởng chúng và chúng là người có khả năng. Nhưng cha mẹ cần đảm bảo thông điệp này vẫn còn được thể hiện khi trẻ không đáp ứng được những mong đợi đó. Ví dụ như khi chúng ta thể hiện sự xấu hổ hoặc thất vọng trước một mục tiêu mà trẻ không đạt được, điều này sẽ gửi đến trẻ thông điệp ngược lại: chúng là người thất bại.

Đó là một hành động công bằng trong việc thể hiện tình yêu và sự tôn trọng vô điều kiện với con bạn trong khi cùng lúc đó cho con bạn biết rằng chúng ta tin tưởng chúng là phiên bản tốt nhất của bản thân chúng. Điều này cần bạn phải thực sự hiểu con bạn để đưa ra những mục tiêu thực tế cho chúng và tránh sự so sánh với những đứa trẻ khác.

4. Tạo lòng tin

Nền tảng của bất kỳ mối quan hệ nào đó là sự tin tưởng. Điều này đặc biệt đúng trong mối quan hệ cha mẹ con cái. Nếu lòng tin không có, cha mẹ sẽ có rất ít cơ hội để hướng dẫn con họ trở thành những người trưởng thành độc lập và có tư duy, cũng như trẻ sẽ thiếu sự an toàn và sự tự tin mà chúng cần để trở nên tự lập.

Lòng tin cũng củng cố sự gắn bó và khiến trẻ cởi mở hơn và muốn lắng nghe điều mà cha mẹ chúng đang nói với chúng. Lòng tin thúc đẩy sự giao tiếp chân thật, nó mang lại sự an toàn và thể hiện sự quan tâm cũng như tôn trọng. Hãy dành thời gian cho con bạn và nuôi dưỡng để con bạn lớn lên trở thành đứa trẻ có sự tự tin và tính tự lập. Đó là những điều quan trọng bạn cần dạy cho con bạn bên cạnh những kỹ năng sống mà bạn dạy cho chúng.

Bạn muốn có thêm định hướng để nuôi dạy con tốt hơn? Tham khảo khóa học dưới đây nếu bạn thấy phù hợp:

Bộ cẩm nang nuôi dạy con toàn diện: https://kyna.vn/p/nhom-khoa-hoc/bo-cam-nang-nuoi-day-con-cho-cha-me/186541

Đừng bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu cuốn sách “Yêu thương con đúng cách” để hiểu hơn về hành trình dạy con và giúp con phát triển tốt hơn.

Link đặt sách: http://doimathuyen.com/yeu-thuong-con-dung-cach.html

Dịch từ Selfsufficientkids

Đọc thêm các bài viết liên quan:

6 bài tập thiền cho trẻ

Những lợi ích tuyệt vời của việc dạy cho trẻ thiền

Phải làm gì khi con bạn nói: “Con ghét mẹ”?

9 cách nuôi dưỡng tình yêu đọc sách cho trẻ

6 mẹo dạy trẻ cách quản lý tiền

Reply