no comments

Ứng phó khi vô tình dẫm phải đinh, kim tiêm

Trẻ nhỏ thường hiếu động và bất cẩn khi đến một môi trường không gian mới mẻ như khu vui chơi ngoài trời, công viên, bãi cỏ, vườn nhà… Ở nhưng nơi đó trẻ hoàn toàn có thể vô tình giẫm phải cái đinh, hay giẫm phải kim tiêm…

Nhiều người thường chủ quan vì nghĩ đó là vết thương nhỏ, không nghiêm trọng. Tuy nhiên, theo các bác sỹ, những vết thương tưởng chừng như nhỏ bé đó lại có thể gây hại nếu không được sơ cứu đúng cách và  kịp thời.

Cha mẹ cùng bé hãy nắm vững một số phương pháp sơ cứu đúng cách như sau để hạn chế tối đa những hệ lụy rắc rối sau này nhé.

Ứng phó khi dẫm phải đinh, kim tiêm

Theo con số thống kê thì hiện nay có đến 1/3 ca mắc bệnh uốn ván nặng đều bắt nguồn từ những vết xước nhỏ của bản thân người bệnh như giẫm phải các vật nhọn, trầy xước trong quá trình lao động,…

Vi khuẩn uốn ván có mặt ở khắp mọi nơi trong đất, cát, cống rãnh, dụng cụ phẫu thuật không đươc tiệt trùng,… khi lọt vào các vết thương như chân giẫm phải đinh thì dễ dàng tác động và gây nguy hiểm cho trẻ.

Tự mình đã rút được dị vật ra khỏi vết thương

Khi đinh đâm vào đã bị loại bỏ, không còn găm vào chân bé, bạn cần xem xét kĩ vết thương là to hay nhỏ, nông hay sâu, có chảy máu nhiều không và có bị dính đất cát hay vật gì trong vết thương hay không.

Bạn rửa sạch vết thương bằng xà phòng và cầm máu bằng cách: Bóp hay ấn lên vết thương một lúc, máu sẽ ngừng chảy, bạn bôi thuốc sát trùng và băng lại.

Qua những bước sơ cứu kể trên bạn nên đưa trẻ đi tiêm phòng uốn ván ngay (đối với trẻ chưa tiêm phòng). Trẻ tiêm phòng rồi, cũng cần đến gặp bác sĩ để có biện pháp chữa trị hiệu quả nhất.

Dị găm sâu và không tự rút ra

– Không nên cố rút vật nhọn ra nếu nó đã cắm sâu vào cơ thể, điều này có thể khiến vết thương trầm trọng hơn và dẫn tới chảy máu.

– Dùng một miếng gạc hoàn toàn vô trùng bọc xung quanh vật nhọn (vật nhọn dài, cắm sâu)

– Hạn chế tối đa việc vận động mạnh.

– Đưa bệnh nhân tới các cơ sở y tế để được sơ cứu kịp thời.

Tương tự, nếu trẻ vô tình dẫm phải kim tiêm, bạn cũng cần nhanh chóng rửa sạch vết thương cho trẻ bằng xà phòng, sau đó thì đưa trẻ đến trạm y tế để tiêm thuốc phơi nhiễm trong vòng 72 giờ.

Bố mẹ lưu ý những hậu quả có thể xảy ra nếu làm sai cách:

Bị nhiễm trùng nặng: Khi trẻ giẫm phải đinh, nếu cha mẹ không biết cách xử lý kịp thời và đúng đắn sẽ làm vết thương trở nên trầm trọng hơn. Chủ yếu là bị nhiễm trùng nặng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn, vi trùng ở môi trường xung quanh xâm nhập và gây hại đến sức khỏe của trẻ.

Bị uốn ván: Vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào vết thương, tiết ra các độc tố, gây bệnh uốn ván.

-Nguy cơ tử vong cao: Khi cha mẹ tự ý chữa vết thương cho trẻ, mua thuốc kháng sinh về điều trị mà ít chủ động tìm đến bác sĩ đề xử lý vết thương kịp thời và tiêm phòng vắc xin uốn ván. Nhiều trường hợp để quá lâu, khi diễn biến bệnh nặng thêm, không chữa trị nhanh chóng có thể dẫn đến tử vong.

-Nhiều người thường không băng bó vết thương vì nghĩ rằng nó không quá nặng. Nhưng tốt nhất hãy băng lại để tránh nhiễm trùng và bụi bẩn xâm nhập về sau, nhất là khi bị đâm ở lòng bàn chân hoặc tay. Chỉ cần đơn giản là một miếng Urgo luôn bên mình!

Reply