no comments

10 điều về tài chính con bạn cần biết trước khi sống tự lập

Bạn đã được dạy những bài học gì về tiền khi còn nhỏ? Hãy bảo đảm con bạn không bỏ lỡ những bài học quan trọng này.

Bạn có thấy mình được chuẩn bị tốt về mọi mặt để đối mặt với thế giới ngày càng gia tăng về tài chính, các hóa đơn và chi phí này không?

Theo một nhóm bạn của tôi, họ không cảm thấy sẵn sàng để bước ra thế giới. Rời khỏi trường đại học và bước vào “thế giới thực”, nhóm bạn của tôi không biết làm thế nào để tạo ngân sách, sống với sự keo kiệt của họ hoặc hiểu được những điều cơ bản về việc thế chấp nhà. Nói đến việc đầu tư, thậm chí họ còn không biết nên bắt đầu từ đâu.

Theo Gallup Poll, 2/3 người trưởng thành trên toàn cầu không có kiến thức gì về tài chính. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần tìm ra những điều mà chúng ta không biết và những điều mà chúng ta nên biết.

Dưới đây là những bài học quan trọng về tiền mà người trẻ nên biết. Hãy xem nó như một chỉ dẫn cho con bạn khi chúng chuẩn bị trở thành người trưởng thành.

1. Tư duy là tất cả

Bước đầu tiên để có được sự tự do về tài chính đó là sở hữu tư duy tự do về tiền, không phải là nô lệ của đồng tiền. Bạn cần hiểu rằng bạn sống càng lâu với việc cẩn thận với ngân quỹ của bạn và tiết kiệm cho tương lai, bạn sẽ kiểm soát tiền và tiền sẽ không kiểm soát bạn.

Hãy giúp trẻ hiểu được điều này với ví dụ cụ thể. Hoặc nếu bạn đã phạm sai lầm về tiền trong quá khứ (hoặc thậm chí là trong hiện tại) – hãy cởi mở với trẻ về lý do tại sao bạn sẽ thay đổi. Cha mẹ là nguồn thông tin tài chính quan trọng nhất của trẻ và chúng ta càng nói cho trẻ hiểu về tiền thì chúng sẽ càng được chuẩn bị tốt hơn khi trưởng thành.

2. Đặt ra các mục tiêu tài chính

Việc tiết kiệm tiền thật nhàm chán. Thay vì tiết kiệm tiền bạn có thể sử dụng tiền làm gì? Đó là lý do tại sao việc đặt ra các mục tiêu tài chính thật quan trọng. Có thể là những mục tiêu lớn như mua một căn nhà trong 5 năm đến một chuyến du lịch xuyên quốc gia vào mùa hè tới. Những mục tiêu giúp khích lệ chúng ta tiết kiệm và tránh vướng phải nợ nần khi đến lúc chúng ta phải thực hiện những dự định.

Hãy yêu cầu trả đặt ra những mục tiêu tài chính của chúng bằng việc để chúng viết ra một mục tiêu và xác định xem chúng sẽ dành ra mỗi tuần bao nhiêu tiền để đạt được mục tiêu đó. Những bài tập nhỏ này sẽ đặt nền tảng để trẻ biết được cách đạt được mục tiêu tài chính khi chúng lớn lên.

3. Tạo ngân sách

Cũng như việc tiết kiệm, việc tạo ngân sách có thể là một giấc ngủ ngắn. Trừ khi chúng ta nhìn thấy bức tranh lớn hơn. Việc luôn kiểm soát được số tiền mà chúng ta chi tiêu so với số tiền mà chúng ta kiếm được mỗi tháng giúp chúng ta biết được tình hình tài chính của mình.Mặc dù những chi phí của trẻ là nhỏ, cha mẹ vẫn có những cách để giới thiệu ý tưởng tạo ngân sách với chúng.

4. Không so sánh bản thân với người khác

Một trở ngại lớn nhất để đạt được các mục tiêu tài chính đó là suy nghĩ “nếu họ có đủ khả năng, tôi cũng có thể.” Hoặc “Tất cả những người bạn của tôi đều có món đồ này, vậy nên tôi cũng xứng đáng có nó.”

Sự thật là bạn không biết gì về việc những người bạn của bạn đã chi bao nhiêu cho các chi phí của họ. Họ có đang vướng phải nợ nần không? Họ có khoản tiết kiệm nào không? Thông thường, người khác không phải là một tiêu chuẩn so sánh tốt về cách bạn nên sử dụng tiền, đặc biệt nếu các mục tiêu tài chính của họ và tư duy của họ khác với bạn.

Trẻ thường hay so sánh bản thân với bạn bè chúng. Khi nói đến những mong muốn của cha mẹ, hãy giải thích cho chúng rằng cha mẹ có lựa chọn để tạo ra các quyết định chi tiêu khác biệt và điều đó không thành vấn đề.
Trong bất kỳ trường hợp nào, thật quan trọng để giáo dục cho người trẻ về việc vướng phải nợ nần nghĩa là gì sau khi hoàn thành học tập tại trường.

5. Thẻ tín dụng là gì và chúng hoạt động như thế nào?

Tôi sẽ không bao giờ quên chuyện một người bạn của tôi sở hữu thẻ tín dụng khi còn học đại học mà không biết cách sử dụng nó như thế nào. Cô ấy nghĩ rằng việc trả xong số tiền đến hạn tối thiểu mỗi tháng là đủ. Nhưng không phải vậy cho tới khi cô ấy nhận ra rằng tổng số tiền nợ được tích lũy từ lãi khiến cô ấy chịu một khoản nợ ngoài mong đợi.

Cha mẹ ít nhất có trách nhiệm giải thích cho con họ về những điều căn bản về cách hoạt động của thẻ tín dụng. Điều đó có thể thậm chí tạo ra ý nghĩa để cho phép trẻ có thẻ riêng trong khi vẫn còn ở nhà, như vậy bạn có thể dạy chúng cách sử dụng thẻ tốt nhất.

6. Đầu tư sớm và thường xuyên

Suy nghĩ về việc đầu tư tiền có thể khiến chúng ta thấy nản chí. Và những người dành thời gian nghiên cứu không chỉ về cách hoạt động của thị trường cổ phiếu mà còn là đầu tư vào cái gì?

Nhưng trong thế giới ngày nay, những người trưởng thành cần có kiến thức cơ bản về việc đầu tư vì nó chủ yếu hướng họ đến việc gây quỹ cho tài khoản về hưu của họ.

Nếu bạn cảm thấy lạc lõng trong thế giới này, hãy dạy cho trẻ về cách đầu tư bằng cách thật đơn giản. Qũy đầu tư theo chỉ số là giải pháp đơn giản cho việc đầu tư vào cổ phiếu hoặc cổ phần và một nơi tuyệt vời đầu tiên cho con trai hoặc con gái bạn để bắt đầu.

7. Đừng trì hoãn các khoản tiết kiệm về hưu

Việc học những điều cơ bản về đầu tư là một nửa của câu chuyện khi nói đến việc tiết kiệm cho khi về hưu. Một bài học giá trị khác để dạy cho trẻ rằng chúng bắt đầu tiết kiệm càng sớm thì chúng sẽ phải tiết kiệm cho cuộc đời chúng càng ít.

Sơ đồ này từ Dave Ramsey cho thấy tác động của tiền lãi kép trong suốt cuộc đời của hai nhà đầu tư trẻ. Hãy lưu ý rằng dù Ben đã đầu tư chỉ 8 lần trong khi Arthur đầu tư 39 lần, Ben vẫn tích lũy được số tiền tiết kiệm lớn hơn vì anh ấy bắt đầu tiết kiệm từ sớm.

Và đừng quên cảnh báo trẻ để thử các kế hoạch về hưu khi chúng bắt đầu công việc đầu tiên. Đó là số tiền miễn phí thêm vào lương và thậm chí còn có tác động lớn hơn đến tổng số tiền tiết kiệm khi về hưu.

8. Dự phòng  cho trường hợp khẩn cấp

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đột nhiên mất việc và cần thanh toán các hóa đơn? Hoặc bạn cần 1.500 đô để sửa xe?Nhiều cố vấn tài chính đề xuất rằng việc bỏ 3 – 6 tháng tiền lương vào tài khoản tiết kiệm có thể mang lại một sự chuẩn bị cho những chi phí bất ngờ.

Hầu hết những người trẻ đều không nhận ra điều này cho tới khi quá muộn – cho tới khi hóa đơn không mong đợi đầu tiên đến – và sau đó chuyển sang thẻ tín dụng để chi trả chi phí. Có thể thời điểm tốt nhất để nói với trẻ về nhu cầu tiết kiệm cho trường hợp khẩn cấp là khi gia đình bạn nhận thấy cần có tiền ngoài. Những bài học về tiền sẽ thể hiện rõ nhất trong cuộc sống thực.

9. Bảo hiểm

Hầu hết các người trẻ đều biết họ cần có bảo hiểm để tránh khỏi những tai họa cần một số tiền lớn. Bảo hiểm xe, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm người thuê nhà hay bảo hiểm chủ nhà là những hướng dẫn giá trị và thường là những chi phí đáng để chi tiêu mỗi tháng.

Tuy nhiên, những sinh viên tốt nghiệp gần đây có thể nhận thấy bảo hiểm người thuê nhà là không cần thiết và không hiểu được ý nghĩa của nó. Họ cũng có thể không hiểu được tầm quan trọng của việc tìm hiểu các lựa chọn về bảo hiểm sức khỏe.

Cha mẹ có thể dạy cho trẻ về tài chính bằng cách đơn giản nói về bảo hiểm mà chúng đang sở hữu và tại sao chúng lại có bảo hiểm đó.

10. Chuẩn bị cho tương lai

Trong khi chúng ta hy vọng trẻ được trang bị đầy đủ để giải quyết được bất kỳ cách thức tài chính nào khi hòa nhập vào thế giới, thực tế là chúng không có đủ thời gian để học được tất cả mọi thứ.

Thậm chí bản thân là một cố vấn về kinh doanh và kinh tế, tôi vẫn có những câu hỏi về cách tốt nhất để quản lý tài chính khi tôi 20 tuổi. Một trong những tài nguyên hữu ích nhất mà tôi tìm thấy là từ cuốn sách Get a financial life của tác giả Beth Kobliner.

Việc chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng cho tài chính tương lai là không dễ dàng, nhưng việc biết đến những bài học mà chúng ta có thể dạy và thảo luận là bước đầu tiên để chuẩn bị cho con của chúng ta về thế giới mà chúng sẽ sống sau khi tốt nghiệp.

Dịch từ selfsufficientkids

Reply