no comments

6 Cách thúc đẩy và cải thiện tính cách của trẻ

“Bạn có thể học được nhiều điều từ trẻ, ví dụ như là mức độ kiên nhẫn mà bạn có.” – Flanklin P. Jones

Bạn không mong từng đứa con của bạn đều phải được chỉ dẫn tận tay chứ? Làm cha mẹ thật khó.Có những ngày bạn cảm thấy mình như một chuyên gia nuôi dạy con cái, sau đó có những khi bạn lại thấy như mình là một người hoàn toàn thất bại.

Bạn chỉ muốn con bạn phát triển và có nhận thức về điểm mạnh và điểm yếu của chúng. Bạn muốn phát huy điểm mạnh và hạn chế sự thể hiện những điểm yếu của chúng. Bạn là người tốt bụng, quan tâm, thành thật và có khả năng. Bạn quan tâm đến tính cách của con bạn. Đó là tất cả.

Và bạn có tự hỏi tại sao bạn lại thấy mệt mỏi không?Điều đầu tiên mà bạn phải biết đó là tôi không phải là một chuyên gia. Thậm chí là không có điểm nào của chuyên gia. Cũng như bạn, tôi là một người mẹ đang trên hành trình làm mẹ của mình….chúng tôi chỉ cố gắng hết sức, yêu thương những đứa con của chún tôi, và cầu mong những điều tốt đẹp nhất đến với chúng.

Cách thúc đẩy và cải thiện tính cách của trẻ:

1. Biết được những điểm mạnh và điểm yếu của bạn.

Hãy phát huy điểm mạnh của bạn và cố gắng cải thiện điểm yếu của bạn.

8 bước để cải thiện tính cách của bạn:

Bước 1: Biết được điểm mạnh của bạn: Việc cho điểm bản thân bạn trong phạm vi từ 1 đến 10 cần có sự đánh giá thành thật của bạn dựa trên những tính cách dưới đây:

  • Thành thật
  • Kiên nhẫn
  • Can đảm
  • Công bằng
  • Phê bình
  • Nhận thức xã hội
  • Tha thứ
  • Lòng khoan dung
  • Tự kiểm soát
  • Kiên nhẫn
  • Khiêm tốn
  • Biết ơn
  • Hy vọng
  • Tin cậy
  • Lạc quan
  • Yêu thương

Bước 2: Biết được những điểm yếu của bạn – Hãy xem xét cẩn thận kết quả bạn có được từ bước 1 và tạo ra một danh sách theo mức điểm từ thấp nhất đến cao nhất. Tại sao? Bởi vì những điểm yếu này chính là những tính cách mà bạn muốn tập trung năng lượng của bạn.“Mỗi điểm yếu đều là một cơ hội để Chúa thể hiện điểm mạnh của ông ấy trong cuộc đời bạn.”

Bước 3: Ngừng mắc lỗi – Hãy nhìn lại danh sách này một lần nữa. Không mắc lỗi nào. Không đổ lỗi cho ai. Bạn có thể cải thiện những tính cách mà bạn sẽ không thừa nhận cần cải thiện. Bây giờ hãy sửa đổi danh sách của bạn của bạn, hãy có trách nhiệm và lựa chọn để thay đổi.

Bước 4: Yêu cầu sự giúp đỡ – Hãy dũng cảm. Hãy yêu cầu những người bạn của bạn và gia đình bạn giúp đỡ bạn bằng cách đề xuất những cách bạn có thể phát huy các điểm mạnh và cải thiện những điểm yếu của bạn. Hãy lắng nghe mà không có sự phòng thủ. Hãy nhớ mục tiêu của bạn. Bây giờ hãy sửa đổi danh sách của bạn lần cuối cùng.

Bước 5: Là người nghĩ cho tương lai – Hãy đặt ra các mục tiêu. Hãy cải thiện một hoặc hai mục tiêu tại mỗi thời điểm. Nếu bạn cố gắng để trở thành người thành thật, hãy đặt ra mục tiêu chỉ nói sự thật trong ngày HÔM NAY. Sau đó lại thực hiện điều đó vào ngày mai. Nếu bạn muốn gia tăng hy vọng, hãy nhớ những câu châm ngôn và những câu thơ khích lệ sự hy vọng. Bạn sẽ làm gì để phát triển lòng khoan dung?

Bước 6: Đặt ra các giới hạn sức khỏe – Đây có thể là một việc khó. Tất cả chúng ta đều muốn nói chúng ta muốn đặt ra những giới hạn sức khỏe, nhưng sự thật là chúng ta thường làm theo các thái độ và hành vi của bạn bè chúng ta. Do vậy, việc đặt là giới hạn có nghĩa là giới hạn thời gian dành cho những người không phải là tấm gương của sự thành thật, lòng khoan dung, sự tốt bụng…..cho tới khi bạn cảm thấy mình mạnh hơn ở những tính cách này.

“Việc đánh giá các lợi ích và bất lợi của bất kỳ mối quan hệ nào là trách nhiệm của bạn. Bạn không nên chấp nhận một cách bị động những gì xảy đến với bạn. Bạn có thể lựa chọn.” – Deborah Day

Bước 7: Từ bỏ cạnh tranh và so sánh – Đây là việc cá nhân. Điều đó không thực sự quan trọng nếu bạn thành thật hơn với bạn bè…và đồng thời cũng đúng với những đặc điểm tính cách khác.“ Tại sao lại so sánh bản thân bạn với người khác? Không có ai trên thế giới này có thể thực hiện trở thành người như bạn muốn tốt hơn bạn.” – Khuyết danh

Bước 8: Tha thứ cho bản thân và hãy kiên trì – Bạn không hoàn hảo. Bạn sẽ không trở nên hoàn hảo…bạn sẽ trở nên tốt hơn. Điều quan trọng là bạn tha thứ cho bản thân về điểm yếu của mình trong quá khứ. Bạn đã tha thứ và phải tha thứ để trở nên tốt hơn và làm tốt hơn. Hãy không ngừng cố gắng. Đừng từ bỏ.

2. Giúp trẻ biết được những điểm mạnh và điểm yếu của chúng

Hãy nói cho chúng biết. Hãy bắt đầu từ khi con bạn còn nhỏ và biến nó trở thành một phần trong của hội thoại tự nhiên hàng ngày của bạn.

  Điểm mạnh tính cách                                            Miêu tả
            Trân trọng Chú ý và trân trọng vẻ đẹp, sự xuất sắc hoặc sự thể hiện chuyên nghiệp trong tất cả các khía cạnh cuộc sống
            Dũng cảm Không chùn chân trước sự đe dọa, thách thức hoặc khó khăn
            Cẩn trọng Không nói hoặc làm những điều mà sau đó có thể phải hối tiếc
             Sáng tạo Nghĩ đến những cách mới và hiệu quả để làm các việc
              Tò mò Quan tâm đến những trải nghiệm
             Công bằng Đối xử với tất cả mọi người đều như nhau theo sự công bằng
              Tha thứ Tha thứ cho những ai đã mắc sai lầm
               Biết ơn Có ý thức và biết ơn trước những điều tốt đẹp
             Thành thật Nói sự thật và thành thật
     Hy vọng/ Lạc quan Mong đợi điều tốt nhất và làm việc để đạt được điều đó
              Hài hước Thích cười và đùa, đồng thời mang nụ cười đến mọi người
               Tốt bụng Giúp đỡ và làm những việc tốt cho người khác
       Khả năng lãnh đạo Tổ chức các hoạt động nhóm và đảm bảo chúng xảy ra
             Yêu thương Coi trọng những mối quan hệ thân mật với mọi người
            Thích học hỏi Làm chủ các kỹ năng, chủ đề và kiến thức mới
              Khiêm tốn Để cho những thành tích tự thể hiện
               Cởi mở Nghĩ xuyên suốt mọi thứ và kiểm tra chúng ở tất cả các mặt
                Kiên trì Kết thúc việc bạn bắt đầu
             Triển vọng Có thể mang lại lời khuyên khôn ngoan cho người khác
           Tự kiểm soát Kiểm soát điều bạn nói và làm
             Hòa đồng Ý thức về những động cơ và cảm nhận của bản thân bạn và người khác
             Tâm hồn Tin vào mục đích và ý nghĩa lớn hơn của cuộc sống
            Đội nhóm Làm việc như là thành viên của một đội nhóm

 

3. Làm gương các phẩm chất mà bạn muốn con bạn có

Trẻ quan sát nhiều hơn là lắng nghe. Nếu chúng thấy bạn tuân theo sự thật, than van, bỏ cuộc, hoặc không thể tha thứ, không quan trọng là bạn nói gì….chúng sẽ nghĩ những hành vi đó là có thể chấp nhận được.

Hãy sống để khi con bạn nghĩ đến sự công bằng và chính trực, chúng nghĩ tới bạn.” – H. Jackson Brown

4. Mong sự tha thứ từ con bạnBạn không hoàn hảo.

Bạn sẽ mắc lỗi và có những khi bạn không phải là một hình mẫu tốt cho con bạn. Đừng sợ nói về điều đó và mong sự tha thứ từ con bạn. Khi bạn không trở thành tấm gương về những phẩm chất tốt cho con bạn, hãy nói ra….và mong sự tha thứ từ con bạn.Hãy sẵn sàng nói: “Ba/Mẹ sai khi……..Thật không không ngoan chút nào để hành động như vậy. Ba/Mẹ đã biết lỗi của ba/mẹ và ba/mẹ mong con cũng sẽ tha thứ cho ba/mẹ.”

5. Tha thứ cho những thiếu sót của con bạn

Hãy để con bạn thấy bạn tha thứ cho người khác, và dạy chúng biết tha thứ. Đó là một trong những món quà tuyệt vời nhất mà bạn dành cho chúng.

6. Cho con bạn cơ hội để tạo ra những quyết định phù hợp với độ tuổi của chúng

Những giá trị tích cách, như các cơ vậy, chúng phát triển khi chúng ta sử dụng chúng. Hãy khuyến khích con bạn uốn cong các cơ của chúng, học từ lỗi lầm của chúng, và lớn lên.

“Hãy nói cho tôi biết và tôi quên, hãy dạy cho tôi và tôi có thể nhớ, hãy thu hút tâm trí tôi và tôi học.” – Benjamin Flanklin

Cuối cùng, hãy cố gắng hết sức và trân trọng bản thân bạn.Không có cha mẹ nào là hoàn hảo cả vì cũng không có đứa trẻ nào là hoàn hảo cả. tất cả chúng ta đều chỉ đơn giản là cố gắng hết sức. Vì vậy, hãy yêu con cái bạn thật nhiều và cho chúng biết chúng nên trở thành người như thế nào.

Cha mẹ chỉ có thể đưa ra lời khuyên tốt hoặc đưa con họ đi theo đúng đường, nhưng việc hình thành nên tính cách cuối cùng của một con người là do người đó quyết định.” – Anne Frank

Dịch từ countingmyblessings

Reply