no comments

6 mẹo dạy trẻ cách quản lý tiền

Dạy trẻ về cách quản lý tiền là một trong những kỹ năng tuyệt vời mà chúng ta nên trang bị bị cho trẻ từ khi còn nhỏ. Những bài học đơn giản như cần bao nhiêu tiền để mua một thứ đồ nào đó, làm thế nào để tạo ra một ngân quỹ, chú ý việc chi tiêu vượt quá số tiền kiếm được, và sự tự hào bản thân xuất phát từ bên trong chứ không phải từ “những đồ dùng” được tích lũy. Đây là những kỹ năng mà chúng ta có thể dạy cho trẻ khi chúng còn nhỏ mà không cần phải có bằng cấp về tài chính hay bất kỳ bằng cấp nào khác.

Dưới đây là 6 mẹo bạn có thể áp dụng để dạy con bạn về tiền, ngân quỹ, đồng thời dạy cho trẻ biết một điều rằng chỉ có tình yêu là miễn phí, còn vật chất thì không phải như vậy.

1. Thảo luận về tiền và thu nhập

Các bậc cha mẹ thường nói chuyện về thu nhập của họ và về tiền nói chung tại bàn ăn. Quây quần bên nhau vào bữa tối là điều có ở hầu hết các gia đình. Đó chính là lúc để những đứa con của bạn có cơ hội được hỏi cha mẹ những câu hỏi như: “Một chiếc xe hơi có giá bao nhiêu?” “Tại sao chúng con không thể được mua một món đồ chơi khi tới cửa hàng?” Đây chính là cơ hội để cha mẹ giải thích và dạy cho con biết về tiền.

2. Đừng mua đồ chơi cho con bạn mỗi lần đi mua sắm

Tôi hiếm khi mua đồ chơi cho những đứa con tôi. Việc dạy trẻ về các kỹ năng quản lý tiền phải bắt đầu với suy nghĩ bởi vì bạn muốn một điều gì đó không đồng nghĩa với việc bạn có thể luôn có được nó.Đôi khi chúng ta sẽ có những tranh cãi với những đứa con của chúng ta khi chúng ta không ngừng nói “không” trước những mong muốn của chúng. Không phải là chúng ta KHÔNG BAO GIỜ cho phép trẻ lấy một thứ gì đó khi đi mua sắm, mà chúng ta nhắc cho chúng nhớ lần gần nhất chúng được mua đồ là khi nào và lần tiếp theo sẽ là khi nào.

Con trai tôi từng nhìn thấy một thứ gì đó và cậu bé nghĩ mình không thể sống mà không có nó, trong khi tôi lặp đi lặp lại từ “không” khiến cậu bé nổi cáu, nhưng sau đó con trai tôi đã học được rằng để mua được thứ gì đó, chúng ta cần có tiền.

3. Phân công việc nhà cho con bạn

Sau khi con trai tôi hỏi tôi những câu hỏi về tiền và yêu cầu mua một vài thứ tại cửa hàng, chồng tôi và tôi quyết định bắt đầu giao việc cho con trai tôi và trả tiền cho cậu ấy một lần mỗi tuần cho những việc mà cậu ấy đã làm. Cậu ấy bắt đầu bằng việc cho chó ăn một lần mỗi ngày và khi cậu ấy được 3 tuổi rưỡi, cậu ấy kiếm được 1 đô mỗi tuần.

Khi con trai chúng tôi lớn hơn, chúng tôi gia tăng việc nhà cho cậu ấy, vì vậy những công việc của cậu ấy gia tăng trách nhiệm và gia tăng khả năng tích trữ tiền của cậu ấy. Cậu ấy vẫn phải lau chùi những đồ chơi của cậu ấy trước khi đi ngủ, và phụ giúp dọn dẹp các đồ dùng trong nhà, nhưng thay vì nhận được tiền, chúng tôi dành cho con trai mình những lời động viên và khích lệ khi cậu ấy hoành thành những công việc này.

Tôi muốn con trai tôi biết được một điều rằng chúng ta không phải luôn giúp đỡ để có được tiền, và tôi muốn cậu ấy sẵn sàng giúp đỡ ngay cả khi không được trả tiền.

4. Tạo tài khoản tiết kiệm cho con bạn

Từ nhỏ, chúng tôi đã lập cho con trai mình một tài khoản tiết kiệm (đơn thuần chỉ là một tài khoản đơn giản), trong đó có những món quà bằng tiền và những khoản tiết kiệm mà chúng tôi dành cho cậu ấy khi cậu ấy vào đại học. Con trai chúng tôi thực sự đã học được điều đó khi LẦN ĐẦU TIÊN cậu ấy hoàn thành một công việc, được trả tiền và dùng số tiền đó để tiết kiệm.

Chúng tôi bắt đầu bằng việc không cho phép cậu ấy sử dụng tiền tiêu vặt để mua những thứ mà cậu ấy muốn cho tới khi cậu ấy được khoảng 6 tuổi. Trước tiên, chúng tôi dạy cho cậy ấy biết cách cho đi 10% và tiết kiệm 10%. Chúng tôi khuyến khích cậu ấy tiết kiệm “để vào đại học” từ bây giờ. Những nhu cầu cơ bản của cậu ấy được chúng tôi đáp ứng trong thời gian này.Khi trẻ ở độ tuổi khoảng 5 – 6 tuổi, chúng ta bắt đầu cho phép trẻ mua những thứ mà chúng muốn với số tiền tiết kiệm được từ làm việc nhà hoặc những công việc trong nhà.

Khi tôi trả tiền làm việc nhà cho con tôi hàng tuần, tôi trích 10% trong thu nhập của chúng và bỏ vào phong bì “ Quyên góp”, và bỏ 10% vào khoản tiết kiệm của chúng. Tiền này được lấy từ tiền công của chúng, không phải tiền của chúng tôi. Phần còn lại, chúng có thể tiết kiệm trong ví để sử dụng khi chúng muốn đi đến cửa hàng để mua một đồ chơi hay một món đồ mới.

5. Đừng e ngại trả lời những câu hỏi của con bạn về tiền

Khi con bạn ở độ tuổi học cấp một, khoảng 10 tuổi, chúng có thể có đủ độ tin cậy để biết những việc nhà giúp chúng kiếm được tiền – nếu bạn quan tâm đến việc giao việc nhà cho con. Việc dạy trẻ về cách quản lý tiền phải dựa trên thực tế đi kèm những con số thật để trẻ so sánh và học hỏi được từ đó.

Hãy luôn có ý thức dạy cho con bạn về tiền và cách quản lý tiền. Con bạn có thể quên những gì bạn đã dạy chúng nhưng việc dạy chúng và chúng không cần đến vẫn hơn là việc không dạy chúng và chúng không biết gì.

6. Trở thành tấm gương cho con bạn

Tất nhiên, những bài học về tiền và tiết kiệm tiền phải được làm gương bởi chúng ta, những người làm cha làm mẹ, để có đủ hiệu quả ảnh hưởng lên con của chúng ta. Chúng tôi thường nói với con chúng tôi rằng: “Khi con tự kiếm được tiền, con có thể mua bất cứ thứ gì mà con muốn” mỗi khi những đứa con của chúng tôi mày nheo vì chúng tôi không đáp ứng những yêu cầu của chúng. Cuộc sống cần sự điều chỉnh. Bài viết này muốn nói lên một điều rằng : “Hãy trở thành một tấm gương cho những bài học mà bạn muốn con bạn học được.”

Chúng ta không đơn thuần nuôi những đứa con của chúng ta, chúng ta đang giáo dục để chúng trưởng thành trong tương lai. Những bài học mà chúng ta dạy cho chúng bây giờ sẽ mang lại lợi ích cho con của chúng ta vì chúng sẽ có được kiến thức cần thiết để đáp ứng được những yêu cầu của cuộc sống khi chúng khôn lớn.

Chúng ta dễ dãi với những đứa con mình và sau cùng chúng ta sẽ phải chịu áp lực vì chúng ta đã không dạy chúng khi có cơ hội.Tình yêu thì thật dễ để cho đi và nó không đáng một đồng nào, nhưng có nhiều thứ trong cuộc sống đáng giá bằng đô và chúng ta nên dạy những đứa con của chúng ta bài học quan trọng này.

Doimathuyen.com

Reply