no comments

8 bước dạy trẻ đọc

Nếu bạn muốn dạy con học đọc, lời khuyên tốt nhất dành cho bạn đó là hãy kiên nhẫn va đừng mong muốn có thể dạy con bạn đọc tốt chỉ trong 30 ngày.

Đọc không phải là một quy trình học tự nhiên của trẻ. Nói là một quá trình tự nhiên và trẻ học được thông qua việc nghe người lớn và bắt chước, nhưng đọc đặc biệt cần được dạy như một kỹ năng mới.

Khi nào trẻ sẵn sàng học đọc?

Điều đầu tiên cần cân nhắc khi bạn muốn dạy con học đọc đó là bạn cần biết lý do tại sao bạn muốn dạy cho con học đọc.

Nếu lý do là vì bạn muốn con bạn dẫn đầu những đứa trẻ khác khi chúng bắt đầu đi học, hoặc bạn biết đến một chương trình tuyệt vời nào đó dành cho trẻ được 3 tuổi, hãy dừng lại và tìm hiểu lý do tại sao bạn nên để cho con bạn vui chơi thoải mái hơn là cố gắng bắt con học đọc.

Trẻ sẽ sẵn sàng để học một cách nghiêm túc khi chún bắt đầu tới trường, thường là khi chúng vào lớp một. Trong suốt những năm học mầm non, trẻ sẽ được làm quen với các âm thanh và chữ cái.

Có nên dạy trẻ học đọc khi chúng đang ở độ tuổi mầm non không?

Thật may là việc học đọc không xảy ra một cách kỳ diệu tại trường học mà nó là một quá trình bắt đầu với việc học các kỹ năng chuẩn bị trước khi trẻ học đọc khi chúng còn nhỏ.

Vì vậy, bạn không nên dạy cho trẻ học đọc thực sự ở độ tuổi này, nhưng bạn hoàn toàn nên dạy cho trẻ tất cả những kỹ năng cần thiết khi để chúng sẵn sàng khi bắt đầu học đọc một cách nghiêm túc.

Khi trẻ đang ở độ tuổi mẫu giáo, hãy dạy cho trẻ những chữ cái và âm thanh. Đó là giai đoạn đầu tiên của việc học đọc một cách nghiêm túc.

Lý do là vì khi trẻ được 3 tuổi, âm thanh của chữ cái như chữ “b” tạo ra là cái gì đó khá vô nghĩa với chúng. Trẻ có thể ghi nhớ các biểu tượng và âm thanh không chúng chưa thể biết cách xử lý âm thanh và sử dụng âm thanh.

Tuy nhiên, việc cho trẻ chơi các trò chơi lắng nghe phù hợp sẽ phát triển khả năng tiếp nhận âm thanh của trẻ, vì vậy khi học các âm thanh, trẻ không chỉ có khả năng để nhận ra và phát ra âm thanh mà chúng còn có khả năng nhận ra các âm thanh trộn lẫn, âm thanh tách biệt và kết hợp các từ với nhau, đồng thời gắn nghĩa với từ, như vậy quy trình học đọc của trẻ sẽ trở nên đơn gian hơn.

Điều mà bạn không bao giờ mong muốn đó là dành hàng tháng để giúp đứa con ở độ tuổi mẫu giáo của bạn học đọc và khi chúng tới trường, chúng vẫn còn phải vật lộn với việc học đọc.

Từ đó sẽ khiến con bạn cảm thấy việc học đọc thật khó khăn và có thể là vô nghĩa, khi đó chúng bị bắt học một cách miễn cưỡng. Điều này sẽ không tốt cho việc học đọc trong cả cuộc đời của trẻ.

Vào thời điểm trẻ tới trường, chúng sẽ thích đọc và muốn hiểu được các từ viết trong sách. Việc học đọc khi đó sẽ trở nên có nghĩa và dễ dàng hơn. Do vậy, đừng cố gắng bắt trẻ học đọc thực sự khi chúng đang ở độ tuổi học mẫu giáo.

8 bước dạy trẻ học đọc

Dưới đây là 8 việc bạn có thể và nên làm cùng con để dạy cho trẻ kỹ năng đọc một cách  hiệu quả.

Lưu ý: Trong trường hợp bạn không muốn áp dụng việc học không tự nhiên, đừng dừng lại việc học tự nhiên. Nếu con bạn hỏi âm thanh mà chúng nghe được là gì hoặc tự chúng học cách trộn lẫn các âm thanh, hãy để chúng được học một cách tự nhiên.

1. Đọc cho trẻ

Việc đọc cho con bạn là cách số 1 mà con bạn sẽ không chỉ học được từ vựng và các kỹ năng ngôn ngữ mà còn giúp trẻ phát triển tình yêu với sách và thích đọc sách.

2. Nói chuyện với trẻ

Việc nói chuyện với trẻ sẽ giúp trẻ phát triển từ vựng của chúng cũng như khả năng sử dụng ngữ pháp và ngôn ngữ của chúng. Hãy tận dụng thời gian để thảo luận với trẻ khi đọc cho trẻ nghe bất cứ khi nào bạn đọc cho trẻ.

Trẻ phải có khả năng hiểu ngôn ngữ tốt trước khi chúng sẵn sàng hiểu được nghĩa của từ.

3. Nói cho trẻ hiểu các tấm biển in tại những nơi mà bạn đến cùng trẻ

Các tấm biển in xuất hiện ở mọi nơi xung quanh chúng ta. Trước khi trẻ sẵn sàng để đọc, chúng cần hiểu được rằng các chữ cái tạo nên các từ và mỗi từ sẽ bao hàm nghĩa. Đồng thời, khi các từ được đặt trong câu, chúng cũng tạo ra nghĩa.

Khi bạn và con đi trên đường, hãy chỉ cho trẻ biết các biển hiệu trên đường và những biển hiệu đó có nghĩa là gì. Hãy nhìn vào các từ trên các bảng thực phẩm tại của hàng tạp hóa và nói cho trẻ hiểu. Hãy dạy con bạn cách hiểu được những biểu tượng này với những thông điệp đằng sau những biểu tượng đó, đồng thời giải thích cho trẻ hiểu tại sao những thông điệp này lại có ở đó.

4. Phát triển nhận thức thị giác

Nhận thức thị giác là một kỹ năng thường không được quan tâm. Đó là khả năng tạo ra nghĩa từ những gì mà não nhìn thấy. Nó bao gồm nhận thức thị giác, phân biệt và ghi nhớ.

Điều này rất quan trọng cho việc học đọc và hiểu các hình dạng cũng như mô thức bằng chữ cái và từ ngữ.

Nhận thức thị giác có thể được phát triển thông qua nhiều trò chơi. Một ví dụ điển hình đó là trò ghi nhớ hình ảnh.

5. Nhận thức thính giác

Nhận thức thính giác hay còn gọi là khả năng xử lý âm thanh của não là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà trẻ cần học. Việc phát triển khả năng này thông qua các trò chơi hiệu quả hơn là lãng phí thời gian vào việc ghi nhớ các chữ cái và âm thanh.

Nhận thức thính giác có thể được phát triển thông qua các trò chơi như nghe và ghi nhớ, trò làm theo hướng dẫn, các bài thơ dành cho trẻ, vv. Nó bao gồm nhận thức thính giác, phân việt và ghi nhớ.

Nhận thức thính giác của con bạn sẽ ảnh hưởng tới khả năng trẻ hiểu được các âm thanh trộn lẫn, âm thanh phân tích và âm thanh tách biệt khi đọc.

6. Chơi với các chữ cái

Khi bạn không muốn bắt trẻ học viết các chữ cái để nhận ra chúng và những âm thanh của chúng, bạn có thể cho trẻ tiếp cận với các chữ cái thông qua các trò chơi.

Hãy để chữ cái ở khắp nơi xung quanh con bạn trong phòng tắm, hoặc trong phòng ngủ của chúng. Hãy để chúng chơi với cac chữ cái và quen thuộc với các hình dạng mà không đặt bất kỳ kỳ vọng nào vào việc học các chữ cái. Trẻ sẽ học được một số chữ cái một cách tự nhiên theo bất cứ cách nào.

7. Khuyến khích chơi

Việc chơi tự do sẽ là điều tiên quyết quan trọng nhất đối với việc học đọc.

Các kỹ năng thực sự có thể chỉ được học khi trẻ đã dành một vài năm tham gia hoàn toàn vào việc vui chơi.

Trong suốt quá trinh vui chơi, trẻ sẽ phát triển một cách tự nhiên tất cả những kỹ năng cần thiết cho việc học đọc – khả năng nhìn, nghe và không gian, các kỹ năng vận động, các kỹ năng ngôn ngữ, vv.

8. Giới thiệu các chữ cái và âm thanh

Đây là bước cuối cùng trong các bước chuẩn bị cho việc học đọc và là bước đầu tiên trong việc học đọc nghiêm túc của trẻ.

Ở giai đoạn này, bạn có thể giới thiệu các chữ cái và âm thanh của các chữ cái.

Trong một thời gian ngắn, con bạn sẽ có thể đặt 3 âm thanh đơn giản cùng nhau để tạo ra các từ và sau đó học cách tạo ra các từ trộn lẫn với 2 hoặc 3 chữ cái.

Quá trình học đọc này sẽ mang lại ý nghĩa và có thể đạt hiệu quả, đồng thời trẻ sẽ phát triển một cách tự nhiên cho tới khi chúng đọc các câu và đoạn văn.

Hãy thực hiện một cách bài bản và hợp lý trong quá trình dạy con bạn học đọc để có được hiệu quả tốt nhất.

Dịch từ empowered parents

 

 

Reply