no comments

Bạn nên làm gì khi phát hiện con nói dối?

Khi trẻ nói dối, chúng đang thử những rào cản và cố gắng vượt qua những giới hạn. Mặc dù vậy, đôi khi việc nói dối được kích thích bởi một tác nhân nào đó và điều quan trọng là chúng ta cần biết được lý do tại sao trẻ nói dối. Để phản ứng lại trước việc nói dối của trẻ, bạn cần biết được nguồn gốc của lời nói dối, như vậy bạn mới có thể phản ứng lại một cách phù hợp và theo một cách tích cực. Bạn cần học cách để phản ứng lại một cách tích cực khi phát hiện trẻ nói dối.

Tôi đã từng nhiều lần nói dối khi tôi còn nhỏ. Đây thực sự không phải là điều mà tôi muốn thừa nhận.

Tôi đã nói dối để tránh không phải đối mặt với những vấn đề như làm bài tập về nhà, làm việc nhà hoặc ăn vụng đồ ngọt trong tủ bếp. Tôi không phải là một đứa trẻ hư và tôi cũng không gặp phải những rắc rối ở trường, nhưng tôi đã nói dối bởi vì tôi sợ phản ứng của cha mẹ khi phát hiện tôi làm một điều gì đó vượt ra khỏi quyền hạn của tôi.

Tôi lớn lên trong một gia đình nghiêm khắc và bị giới hạn về tự do cá nhân. Như bạn biết đấy, những quy định thường không có tác dụng với những đứa trẻ và vì e sợ trước những thất vọng và lỗi lầm mà cha mẹ đổ lên tôi khiến tôi trở thành người nói dối.

Bây giờ tôi đang cố gắng để tạo cho những đứa con tôi một môi trường tích cực với sự giao tiếp chân thành, tôi hy vọng những đứa con của tôi sẽ không bao giờ nói dối.

Tại sao chúng ta muốn những đứa con của mình thành thật và hiểu được giá trị của sự thành thật?

Chúng ta không muốn những đứa con của mình là những đứa trẻ hay nói dối vì nhiều lý do nhưng lý do quan trọng nhất đó là việc trở thành một người đáng tin cậy chính là nền tảng cho các mối quan hệ với gia đình, bạn bè, hôn nhân gia đình trong cuộc sống.

Nếu một người trở nên không đáng tin cậy vì họ có thói quen xuyên tạc sự thật, thế giới của họ sẽ trở nên rất cô lập và đầy thách thức.

Mẹ tôi luôn nói rằng: “Sự thành thật là điều khôn ngoan nhất.” Và điều này thực sự đúng.

Dưới đây là 7 cách giúp làm gia tăng sự thành thật và tiếp cận tình huống một cách tích cực khi bạn bắt gặp con nói dối.

Trở thành một hình mẫu lý tưởng

Không có ai trong thế giới của một đứa trẻ có tác động đến chúng nhiều hơn cha mẹ chúng, và cha mẹ cũng chính là nền tảng cho chuẩn đạo đức để trẻ học hỏi.

Bạn có dám hứa là mình luôn nói thật không? Bạn đã bao giờ từng “nói dối trắng trợn” mà không nghĩ hoặc không biết rằng điều đó sẽ làm tổn thương đến người khác không?

Khi con bạn biết bạn đang không nói thật và có thể nói sai sự thật mà không để lại hậu quả gì (ví dụ như khi bạn nói dối với bạn thân của bạn rằng kiểu tóc mới của cô ấy rất đẹp trong khi thực tế bạn không cảm thấy vậy), trong trường hợp này con bạn sẽ cho rằng nói dối là điều có thể chấp nhận được.

Với một đứa trẻ, điều này sẽ làm mờ đi ranh giới giữa những điều có thể chấp nhận được và những điều không thể chấp nhận được.

Theo bạn, nói dối ở mức độ nào là có thể chấp nhận được? Nói dối có thể chấp nhận được và không thể chấp nhận được sẽ khiến con bạn cảm thấy khó hiểu và thắc mắc, đây là lý do tại sao bạn cần phân định rõ ràng giữa sự chân thật và nói dối.

Nếu bạn muốn kích thích sự thành thật ở trẻ, bạn phải là một người luôn thành thật ở mọi thời điểm.

Phản ứng phù hợp khi con nói dối

Trước khi bạn phản ứng, hãy giành ra một phút để tập trung, lấy lại sự bình tĩnh và suy nghĩ. Nói chuyện với trẻ khi bạn bình tĩnh và kiên nhẫn sẽ khiến chúng lắng nghe và hiểu được những vấn đề đạo đức mà bạn muốn chúng hiểu.

Nếu bạn phản ứng lại bằng cách la mắng hoặc giận giữ, con bạn sẽ trở nên khép mình và không có xu hướng tiếp nhận những gì bạn nói. Khi đó, bạn cũng sẽ không thể tập trung giải quyết vấn đề đang xảy ra – việc nói dối của con bạn – mà tập trung vào sự giận giữ của bạn.

Nếu bạn cần rời khỏi phòng hoặc cần vài phút để lấy lại sự bình tĩnh, hãy làm điều đó, sau đó hãy quay lại nói chuyện với con về việc nói dối của con. Trong trạng thái bình tĩnh, có lý trí và bằng cả trái tim, hãy nói chuyện với con để tìm ra lý do tại sao con nói dối.

Hiểu được lý do tại sao con nói dối

Đừng cố gắng để chất vấn trẻ khi bạn phát hiện con mình nói dối.

Đừng khiến một đứa trẻ cảm thấy chúng đang bị buộc tội, đe dọa hay tấn công, vì như vậy bạn chắc chắn sẽ không thể nói chuyện bình tĩnh với con được.

Thay vào đó, hãy nói chuyện với con một cách bình tĩnh với những câu hỏi như:

  • Điều gì dẫn đến việc nói dối?
  • Điều gì xúi giục con nói dối?
  • Con đang cố gắng có được điều gì thông qua việc nói dối?
  • Tại sao con lại chọn nói dối?
  • Hậu quả của việc nói dối là gì?

Những đứa trẻ ở độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi đôi khi nói dối qua một câu chuyện nào đó. Đôi khi chúng bịa ra những câu chuyện theo sự tưởng tượng của chúng. Thông qua những câu chuyện đó, trẻ có những hình dung của riêng mình, trong khi đó cũng là một kiểu nói dối không gây tổn hại đến ai, mà đơn thuần là sự phát triển của trẻ.

Điều muốn nói ở đây là trẻ đùa giỡn giữa thực tế và điều hư cấu để cố gắng hiểu được một khái niệm mới.

Nghĩ tới việc giải quyết vấn đề

Sau khi bạn đã biết được gốc rễ trong lý do căn bản đằng sau lời nói dối, hãy nói về những con đường dẫn tới việc nói dối.

Ví dụ: Alex đã nói dối mẹ cậu ấy rằng cậu đã hoàn thành bài tập về nhà trong khi cậu chưa hoàn thành nó. Cậu ấy chia sẻ rằng cậu không hiểu các vấn đề toán học và cảm thấy nản chí khi cố gắng hoàn thành nó. Sau khi nói về tình huống này và nói về lý do tại sao cậu không thành thật, Alex và mẹ cậu ấy đã thống nhất rằng lần tới, mẹ cậu ấy sẽ cùng làm bài tập với cậu ấy.

Hãy chia sẻ về những lời nói dối làm tổn thương đến người khác

Cho tới khi những đứa trẻ lớn hơn và trưởng thành hơn, chúng không thể hiểu được những hậu quả mà một lời nói dối mang lại và những ảnh hưởng ngoài tầm kiểm soát của nó.

Nếu Johnny không nói ra sự thật rằng bạn của cậu ấy, Patrick, đã lấy trộm gói kẹo gôm từ cửa hàng, Patrick sẽ không chỉ gặp rắc rối với cửa hàng và cha mẹ cậu ấy, mà cậu ấy thậm chí còn có thể đối mặt với sự ghé thăm của cảnh sát địa phương.

Trong khi lời nói dối có thể giúp đứa trẻ thoát khỏi việc làm một điều gì đó mà chúng không muốn làm (như làm bài tập toán hay làm việc nhà), hoặc không thừa nhận lỗi mà chúng gây ra (như làm vương vãi ngũ cốc trên sàn và không lau sạch nó), những việc này sẽ gây ảnh hưởng đến những người khác. Bên cạnh đó, những lời nói dối cso thể có tác động lớn đến cuộc sống và hạnh phúc của một người.

Hãy giải thích cho con bạn hiểu được những ẩn ý của một lời nói dối và nó có ảnh hưởng lớn như thế nào, đặc biệt nếu nó tác động đến một nhóm người và để lại những hậu quả nặng nề.

Đừng đổ lỗi cho con bạn, hãy đổ lỗi cho hành động

Việc đổ lỗi dưới bất kỳ hình thức nào cũng đều làm mất đi giá trị và gây tổn thương, đặc biệt là trẻ con.

Khi những đứa trẻ được gán cho là “kẻ nói dối”, “một đứa trẻ hư” hoặc một điều gì đó tiêu cực, đặc biệt là những điều này đến từ cha mẹ chúng hoặc người lớn, trẻ sẽ tự mặc định rằng chúng là người như vậy và sẽ có xu hướng phát triển theo hướng đó.

Chỉ bởi vì một đứa trẻ đã nói dối – một lần hoặc nhiều lần – bạn không thể dựa vào đó để coi chúng là một “kẻ nói dối”.

Đổ lỗi lên hành động, không phải con bạn

Hành động là nói dối, không nói sự thật, đổ lỗi cho ai đó hoặc không có trách nhiệm với hành động của chúng. Hãy nói với con bạn về những lựa chọn chúng tạo ra dẫn tới những hành động này nhưng đừng đổ lỗi cho con bạn. Bạn không nên nghĩ con là người nói dối.

Luôn ở đằng sau trẻ

Tạo ra những hình phạt trước việc nói dối là điều dành cho một tên tội phạm.

Khi con bạn nói dối rằng bạn phải hoàn thành bài tập về nhà hoặc chúng không thả chó ra ngoài (trong khi bạn biết chúng đã làm điều đó), một hình phạt công bằng có thể là chúng sẽ mất quyền sử dụng TV trong ngày, phải đi ngủ sớm 15 đến 20 phút, không thể ăn món tráng miệng đêm hôm đó hay một thứ gì đó bạn cho rằng công bằng.

Khi lời nói dối là có hại và ảnh hưởng đến những người khác, hình phạt có thể trầm trọng hơn theo độ tuổi, hiểu được lý do nói dối và những quy định trong gia đình.

Dù là con bạn nói dối điều gì, hãy luôn kiên định với hình phạt nếu bạn chỉ thỉnh thoảng theo dõi con bạn, khi đó con bạn sẽ không biết được rằng nói dối xuất phát từ sự ép buộc và chúng sẽ tiếp tục hành xử như vậy.

Doimathuyen.com

 

Reply