no comments

Cách phòng tránh nguy hiểm khi gặp sự cố điện

Thiếu kiến thức cơ bản hiểu về điện sẽ gây ra những hậu quả khôn lường thâm chí nguy hiểm đến tính mạng. Hãy đừng là người thiếu hiểu biết.

Điện và vai trò của điện trong cuộc sống ngày nay là điều không thể phủ nhận. Nhưng thiếu kiến thức cơ bản hiểu về điện sẽ gây ra những hậu quả khôn lường mà ngay cả lợi ích của điện mang lại cũng không thể bù đắp nổi.

Ngày nay các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu ứng dụng cũng đã đưa ra thật vô cùng nhiều giải pháp an toàn cho con người khi sử dụng điện (như Atomat chống giật, vật liệu cách điện…..)

Tuy nhiên, thực tế là Điện hiện hữu và ứng dụng ở khắp khắp mọi nơi. Bạn và gia đình bạn có thể trang bị các thiết bị an toàn trong gia đình mình nhưng liệu những nơi ngoài gia đình bạn mọi thứ có an toàn như vậy?

Do đó để tránh được những nguy cơ rủi ro có thể xảy đến bất kỳ khi nào thì giải pháp an toàn nhất là bạn phải có kiến thức cơ bản về điện và cách đối phó với sự cố với điện khi xảy ra. Điều này càng quan trọng kho có trẻ nhỏ trong gia đình.

Những nguyên tắc cần luôn ghi nhớ với trẻ:

  •  Điện không phải là đồ chơi.

Con cần biết cẩn thận khi sử dụng điện, chứ không phải sợ hãi hay tránh xa hoàn toàn.

Điện chỉ có thể làm tổn thương con nêu như con sử dụng sai cách

  • Không tự ý sử dụng thiết bị điện

Không sử dụng bất kỳ thiết bị điện hoặc rút phích cắm từ bất kỳ vị trí nào nếu như không có sự cho phép của cha mẹ

  • Hướng dẫn cách cắm rút phích cắm đúng cách:

Không cầm nắm vào sợi dây điện để rút mà thay vào đó phải sử dụng ngón tay để cầm chắc chắn phích cắm rút ra khỏi ổ cắm (đối với những trẻ có khả năng thực hiện)

  • Không được sử dụng các thiết bị điện khi tay ướt hoặc ở môi trường ẩm ướt

Khi có nước thì điện dẫn truyền càng nhanh hơn. Do đó, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ phải cẩn thận tuyệt đối, không nên sử dụng bất cứ một đồ dùng điện nào trong khi tay ướt nhất là (dùng tay ấn) nồi cơm điện, quạt, bình nóng lạnh…  hay đang ở những nơi có nhiều nước như trong phòng tắm, bồn rửa, bể bơi hoặc khu vực ẩm ướt…

  • Ở nông thôn:

Trẻ em không được trèo lên cột điện chơi, chú ý khi thả diều đề phòng dây diều vướng phải đường dây điện.

Đồng thời, cũng phải cẩn thận các loại bẫy chuột bằng điện mà ở nông thôn hay để ngoài ruộng.

Xử lý tình huống khi có sự cố

  • Nếu có vật dụng nào đó chạy bằng điện hoặc đang cắm điện rơi vào bồn rửa, bồn cầu,…. không nên cố gắng loại nó ra ngay mà cần tìm cách ngắt nguồn điện cấp trước (hoặc gọi người lớn giải quyết)
  • Nếu thấy một nguồn điện, đoạn dây trần bị đứt, nứt vỡ, đang cháy sáng… cần bảo trẻ không được sờ tay hay cắm dây đó vào ổ điện mà báo ngay cho người lớn biết. Còn nếu động vào để kiểm tra thì dạy trẻ cách dùng bút thử điện chạm nhẹ, thấy đuôi bút phát sáng thì ở đó có điện và phải tránh xa.
  • Khi thấy người bị điện giật, trẻ hãy bình tĩnh, không dùng tay trần để kéo người đó, vì nếu làm thế trẻ cũng sẽ bị giật. Hãy tìm một đồ vật khô như: Cây gậy, cán chổi, giày dép… hoặc lót tay bằng nilon (không dùng vật bằng kim loại)  đẩy người bị nạn sang một bên cách ly khỏi nguồn điện, rồi tìm người lớn giúp đỡ.

Để trẻ nhớ hết tất cả các nguyên tắc khi chơi với điện không phải dễ dàng nhất là khi các bé mải chơi. Cha mẹ hãy cùng con xem những clip liên quan đến việc sử dụng điện an toàn – sử dụng hình ảnh trực quan sinh động các bé sẽ nhớ lâu hơn. Hoặc cha mẹ có thể dạy bé bằng cách đặt ra các tình huống giả tưởng, chơi trò chơi sắm vai và để các bé tự xử lý tình huống. Bài học sẽ được ghi nhớ lâu hơn đó.

 

Một số khuyến cáo dành cho các bậc phụ huynh giúp con cách phòng tránh điện:

– Đặt các thiết bị điện xa tầm với của trẻ nhỏ.

– Che chắn toàn bộ ổ cắm điện và công tắc điện trên tường, và thay thế ngay những thiết bị khi phát hiện  hỏng.

Bộ sạc điện thoại di động, nếu cắm quá lâu, có thể bị quá nóng và gây ra cháy Ngoài ra, trẻ rất dễ nghịch cho đầu dây cắm vào mồm và có thể bị giật.

– Rút phích cắm các thiết bị điện sinh nhiệt như máy là tóc, máy sấy, bàn là,…ngay khi sử dụng xong để tránh nguy cơ gây bỏng cho bé hoặc điện giật.

– Những dấu hiệu bất thường cần lưu ý là dây điện bị sờn hay ổ cắm bị cháy sém. Dây cắm chỉ hở một chút cũng chả khác gì không có lớp cách điện bảo vệ.

– Mỗi ổ cắm chỉ cắm từ 1-2 phích cắm. Ổ cắm điện nhiều lỗ có thể giúp bạn sử dụng nhiều các thiết bị cùng lúc nhưng cũng đồng nghĩa với nguy hiểm gia tăng. Cố gắng không để ổ cắm quá tải, đặc biệt với những thiết bị như ấm đun nước siêu tốc, lò vi sóng, nồi cơm điện, bếp điện từ,….

– Khi trong nhà có mùi cháy khét của dây điện, lập tức kiểm tra và tìm phích cắm đang quá tải và cháy hoặc thiết bị điện cháy do quá nóng để rút phích cắm và tắt thiết bị điện đó.

Tuyệt đối không dùng nước dập cháy khi có sự cố chập điện vì sẽ gây điện giật chết người.

– Nếu cảm thấy phích cắm điện nóng một cách bất thường, phải tắt máy và rút phích ra khỏi ổ cắm ngay.

Save

Reply