no comments

Không mở cửa cho người lạ

Dậy trẻ làm gì khi gặp người lạ

Với trẻ nhỏ tuổi chập chững hơi “lớn lớn” nhưng cũng chưa thể gọi trưởng thành thì với tình huống người lạ gọi cửa quả là rất hay gặp. Cha mẹ đã tự tin giao trẻ trông nhà rồi đấy nhưng nếu thiếu trang bị cho con xử lý tình huống người lạ gọi cửa thì thật là nguy hiểm.

Những người lạ có thể là kẻ xấu, lợi dụng tình huống và người lạ cũng có thể chỉ đơn giản là bác hàng xóm sang hỏi thăm, cô chú thu tiền điện, tiền nước, người giao gas…. Vậy đối diện hoàn cảnh này bé cần làm gì? Và ai sẽ bị coi là người lạ?

Cha mẹ hãy cùng con xây dựng những kịch bản tình huống để bảo vệ sự an toàn cho trẻ.!

Trẻ cần được an toàn khi ở nhà một mình

– Bạn cần kiểm tra hệ thống cửa nhà đã được khóa, đóng an toàn khi quyết định để cho trẻ ở nhà một mình.

– Kẻ gian khi đột nhập vào nhà có thể sẽ là mối nguy hiểm đối với trẻ. Do đó nếu không thực sự chắc chắn yên tâm thì bạn cũng đừng nên để trẻ ở nhà quá lâu.

Phân loại đối tượng người thân và người lạ

– Cha mẹ hãy cùng trẻ lên danh sách các đối tượng được coi là người thân có thể tin cậy và những đối tượng là người lạ không được phép tin cậy mở cửa.

-Nếu bạn chỉ dặn dò đơn giản rằng; “con không được mở cửa cho người lạ”, thì khi có một người gõ cửa, nếu bé đã từng gặp và biết qua người đó thì sẽ không có sự đề phòng mà mở cửa ngay. Tuy nhiên, từ thực tế xã hội phức tạp cho thấy, rất nhiều trường hợp dù là người quen cũng có thể là thành phần xấu, gây nguy hiểm cho con bạn.

-Cha mẹ cần thống nhất với các em tuyệt đối không mở cửa cho người lạ vào nhà, kể cả người quen của bố mẹ, hàng xóm, thợ sửa ống nước, đồ điện hoặc là nhân viên thu tiền điện thoại.

-Hãy dạy trẻ cảnh giác với những câu nói hoặc tương tự như: Cô/chú/bác vừa nói chuyện với bố/mẹ cháu là…… Đó là những câu nói gia tăng độ tin cậy mà trẻ cần nhận biết để kiểm tra lại thông tin đó (ví dụ chủ động gọi điện lại cho bố mẹ hỏi ý kiến)

-Người lạ cũng có thể xuất hiện dưới bộ dạng của người gặp nạn để xin sự giúp đỡ. Điều này đánh vào tâm lý ngây thơ non nớt của trẻ nhỏ. Nhưng cha mẹ cần nhắc trẻ khi con chỉ ở nhà một mình thì tuyệt đối không mở cửa.

Hướng dẫn con biết cách sử dụng điện thoại và có số điện thoại liên lạc.

-Hãy hướng dẫn trẻ biết cách sử dụng điện thoại bàn hoặc điện thoại di động. Chỉ nên trang bị một chiếc điện thoại đơn giản với chức năng chính là nghe và gọi, không có quá nhiều trò chơi trên đó, phòng trường hợp bé ở nhà, lấy ra chơi và sử dụng hết pin.

-Hãy cài đặt sẵn một vài phím tắt dễ nhớ cho bé ví dụ số 1, gọi cho bố, số 2, gọi cho mẹ. Hướng dẫn cho bé gọi điện khi cấp bách

-Trẻ đã biết đọc thì việc hướng dẫn trẻ biết sử dụng sổ điện thoại gia đình là đơn giản và cũng rất cần thiết

Tìm kiếm sự hỗ trợ từ Chú cảnh sát – Số điện thoại 113

-Cha mẹ hãy dạy trẻ ghi nhớ số điện thoại khẩn cấp 113. Đây là số điện thoại khẩn cấp mà trẻ sẽ cần sử dụng khi gặp tình huống: Nếu người lạ gõ cửa quá nhiều lần với thái độ lì lợm không chịu rời đi, hoặc có hành động muốn đột nhập vào nhà, thì phải lập tức bấm số 113 để gọi cho cảnh sát. Sau đó, gọi ngay cho bố mẹ 

Sau cùng:

-Cha mẹ hãy cùng trẻ luyện bài mỗi ngày.

-Cha mẹ hãy gợi mở tình huống, quan sát cách con giải quyết vấn đề và giải thích sai/ đúng cùng con. Bài học được hiểu kỹ mới là lúc bé thực sự ghi nhớ.

-Chỉ khi kiến thức được ghi nhớ vào tiềm thức thì trẻ mới thực sự có thể tự tin làm chủ hoàn cảnh và cha mẹ yên tâm sau này.

Reply