no comments

Làm thế nào để nhận ra các dấu hiệu của trẻ bị tự kỷ?

Chứng tự kỷ đang ngày càng gia tăng ở Mỹ và trên toàn thế giới đến nỗi mà người ta gọi nó là một bệnh dịch.
Dù đây thực sự là vấn đề hay các thiết bị y tế đã được trang bị tốt hơn và việc tìm hiểu thông tin là nhiều hơn trước đây, tự kỷ là chứng bệnh không thể chữa khỏi trong thời gian ngắn. Làm cha mẹ, bạn có biết những dấu hiệu đầu tiên của bệnh tự kỷ là gì không? Những dấu hiệu này sẽ thật khó để phân biệt ở một đứa trẻ còn quá nhỏ.

Từ kinh nghiệm cá nhân, tôi muốn chia sẻ với bạn về cách nhận ra các dấu hiệu tự kỷ ở trẻ nhỏ. Con gái lớn của tôi được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ khi cô bé được 2 tuổi. Tôi đã bị sốc và cuộc đời tôi đã thay đổi từ đó. Nhưng từ chẩn đoán đó, tôi đã tạo ra một kế hoạch.

Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ

Nghiên cứu nhận thấy rằng tự kỷ có thể được phát hiện trong suốt những năm đầu đời của trẻ, và để chữa trị tốt nhất và lên kế hoạch để chẩn đoán sớm là điều nên làm. Một học thuyết cho rằng những dấu hiệu của bệnh tự kỷ có thể đôi khi biểu hiện từ khi trẻ còn nhỏ thông qua các biểu hiện như: trẻ không phản ứng nhanh nhẹn với các cảm giác trên cơ thể, không thể di chuyển nhanh nhẹn và không chú ý nhiều đến mẹ hay những người chăm sóc chúng.

Một trong những điều quan trọng nhất cần nhớ đó là tự kỷ là sự rối loạn phổ dù con bạn được chẩn đoán bị tự kỷ. Dù có thể có những điểm tương đồng ở một đứa trẻ này với một đứa trẻ khác nhưng nhìn chung không có đứa trẻ bị tự kỷ nào là giống nhau.

Điều vô cùng quan trọng đó là nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu đầu tiên của bệnh tự kỷ, vì bệnh này được biết là nguyên nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành vi của trẻ, các tương tác xã hội, kỹ năng giao tiếp và khả năng thích nghi của trẻ.

Trẻ tự kỷ có thể phát triển chậm hơn những đứa trẻ bình thường ở cùng độ tuổi. Trẻ tự kỷ cũng hay bị ốm và các bệnh như dị ứng, khó thở, rối loạn tiêu hóa, vv.

Trẻ tự kỷ đôi khi cũng khác những đứa trẻ bình thường về tính cách, kỹ năng và khả năng. Sự phát triển hành vi của chúng bị ảnh hưởng bởi các đặc điểm của các nhân tố môi trường.

Bạn vẫn có thể giúp chúng bằng cách đưa ra một số đồ chơi có tính giáo dục tốt nhất cho trẻ tự kỷ.

Thật khó để chẩn đoán một đứa trẻ nhỏ hay một đứa trẻ sơ sinh bị bệnh tự kỷ, vì những dấu hiệu của bệnh tự kỷ rất mờ nhạt khi trẻ còn nhỏ. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đưa ra rằng có thể nhận thấy các dấu hiệu tự kỷ ở trẻ nhỏ.

Chúng vẫn có thể trông giống những đứa trẻ cùng độ tuổi. Trên thực tế, những người bị tự kỷ trông khác với những người cùng trang lứa thật là một điều không có cơ sở.

Một số đứa trẻ gặp phải các vấn đề về hành vi hoặc có thể chỉ là độ tuổi. Chúng còn nhỏ và trẻ nhỏ thì thường bướng bỉnh. Hoặc con bạn có thể gặp phải vấn đề từ việc đánh người khác.

Tuy nhiên, đôi khi cha mẹ có thể phát hiện những sự khác thường trong sự phát triển của trẻ. Mặc dù cha mẹ không phải luôn có thể nói một cách chính xác điều khiến con họ khác với những đứa trẻ khác ở cùng độ tuổi, điều quan trọng là cha mẹ cần phát hiện ra các đặc điểm của hành vi.

Ngược lại, một số cha mẹ không nhận thấy bất kỳ sự bất thường nào trong hành vi của con họ, họ cho rằng chúng chỉ là phát triển chậm hơn so với những đứa trẻ khác thôi. Điều quan trọng ở đây là: Đó không phải là lỗi của cha mẹ. ĐỪNG rơi vào cái bẫy tội lỗi của việc làm cha mẹ. Tôi nói điều này với tình yêu và kinh nghiệm của bản thân tôi. Không phải lỗi của bạn.

Làm cha làm mẹ, bạn là người quen thuộc nhất với sự phát triển của con bạn. Và bạn có thể có những lo lắng, bạn không cần lo lắng. Nhưng nếu bạn lo lắng, hãy tâm sự với bác sĩ nhi khoa của con bạn.

Với vấn đề đó, bạn có biết ai đó gần đây có con được chẩn đoán bị tự kỷ không? Hãy nhớ rằng bây giờ, hơn bất cứ khi nào, chúng cần sự hỗ trợ của bạn. Chúng cần tình yêu và sự thấu hiểu của bạn. Chúng không cần sự đánh giá của bạn.

Hãy tìm hiểu về các loại tự kỷ
Hiểu được những loại tự kỷ khác nhau ở trẻ
Một loại tự kỷ thú vị đó là tự kỷ thoái triển.
Tôi nói nó thú vị bởi vì bạn sẽ nhận thấy nó trong thời gian ngắn.

Nhiều đứa trẻ dường như phát triển một cách bình thường cho tới khi chúng ở vào những giai đoạn nhất định trong tuổi thơ của chúng, khi những dấu hiệu tự kỷ đầu tiên đột nhiên xuất hiện. Theo đó, trả trải qua sự giảm sút về tương tác xã hội và kỹ năng giao tiếp.

Các triệu chứng của bệnh tự kỷ ở trẻ bao gồm kỹ năng giao tiếp bằng lời nói hoặc không bằng lời nói, cùng những biểu hiện khuôn mặt kỳ lạ và khó khăn trong lời nói. Ngôn ngữ trẻ tự kỷ sử dụng thường mơ hồ, không có hình ảnh hoặc không rõ ràng.

Ngôn ngữ sẽ bị khó khăn theo tự nhiên. Hãy nhớ rằng tất cả những triệu chứng này có thể không biểu hiện ở tất cả những trẻ bị tự kỷ.

Trẻ bị tự kỷ có thể ít có nhận thức về tác động từ môi trường bên ngoài. Điều này có thể gây nên các vấn đề liên quan đến việc cảm nhận sự đau đớn của cơ thể. Con bạn có thể có sự nhạy cảm lạ thường với sự đau đớn lớn hơn. Trong một số trường hợp, chúng không thể nhận ra cha mẹ chúng sau một vài tháng đầu đời.

Trẻ bị tự kỷ có thể gặp các vấn đề về hướng dẫn đi toilet.

Tự kỷ cũng cản trở khả năng của trẻ đối với khả năng cười và thể hiện tình cảm, và có thể có những hành vi như đi bằng đầu ngón chân, phản ứng khi thấy quá tải trong cảm xúc, hành vi không thể dự đoán, các cử chỉ kỳ lạ, đạp tay, đi tới đi lui.

Những hành vi trên thường được xem như “lặp đi lặp lại” dù không phải tất cả các đứa trẻ đều có những biểu hiện này.

Chúng cũng có thể thích chơi một mình hơn, tách biệt và trở nên cô lập với những đứa trẻ khác. Trẻ tự kỷ có thể bị ám ảnh bởi một hành động hoặc chủ đề và bị phản ứng mạnh mẽ với bất kỳ loại nào.

Một đứa trẻ tự kỷ có thể muốn tạo ra môi trường tách biệt cho bản thân chúng và cũng có thể thiết lập các hình mẫu hành vi của riêng chúng. Chúng có thể không thích chơi cùng các thành viên trong gia đình gần bằng tuổi chún, nhưng chúng có thể thích chơi với người lớn.

Thêm các dấu hiệu sớm khác của trẻ tự kỷ:

  • Sự phản ứng kém khi chúng được gọi tên và phản ứng có chọn lọc với các âm thanh (trẻ tự kỷ có thể phớt lờ một số âm thanh và chỉ trả lời những người phát ra âm thanh có cùng cường độ)
  • Khó khăn trong việc chú ý (trẻ tự kỷ không thường thực hiện các hành vi được đưa ra bởi cha mẹ chúng và từ chối tập trung vào những gì được đưa cho chúng)
  • Hành vi bắt chước kém (không giống những đứa trẻ bình thường, trẻ tự kỷ không thường bắt chước các cử chỉ và điệu bộ khuôn mặt như vẫy tay, cười, tạo các biểu cảm khuôn mặt)
  • Thiếu sự thấu hiểu về cảm nhận của người khác, khó khăn trong các mối quan hệ với người khác (trẻ tự kỷ có khả năng nhấn giọng kém và thường không thể hiện tình thương với những người chịu khổ đau; trong hầu hết các trường hợp chúng phớt lờ cha mẹ chúng khi cha mẹ có một tâm trạng đau khổ nào đó, chúng không thể hiện sự lo lắng của chúng trên khuôn mặt)

Không có khả năng hiểu và chơi những trò chơi hình ảnh hoặc các trò chơi “đóng giả” (những đứa trẻ bình thường thích các trò chơi đóng giả, như cho búp bê ăn hay chúng tưởng tượng bản thân chúng trở thành ai đó, trẻ tự kỷ không quan tâm đến những trò chơi này, chúng không thể tưởng tượng những gì khác với bản thân chúng hiện tại.)

Thực sự quan trọng để chú ý đến những dấu hiệu tiềm ẩn của bệnh tự kỷ trong sự phát triển của trẻ.
Những dấu hiệu rõ ràng ở độ tuổi đầu đời của trẻ và chắc chắn có thể chẩn đoán tự kỷ ở trẻ qua những dấu hiệu này.

Trẻ tự kỷ thường được thể hiện rõ theo hai kiểu: trẻ thể hiện các triệu chứng tự kỷ trong những tháng đầu đời, hoặc trẻ sẽ biểu hiện “bình thường” cho tới khi chúng được 18 đến 24 tháng tuổi, và sau đó các triệu chứng sẽ đột ngột xuất hiện.

Điều gì gây nên chứng tự kỷ ở trẻ?

Nguyên nhân của bệnh tự kỷ vẫn chưa được xác định.

Đó là lý do tại sao cha mẹ không nên đổ lỗi cho bản thân nếu họ cảm thấy lo lắng rằng họ đã lơ là trong việc chăm sóc con cái khi chúng còn nhỏ, hoặc một bà mẹ cho rằng cô ấy có thể đã không chăm sóc bản thân đúng cách trong khoảng thời gian mang thai.

Nguyên nhân của bệnh tự kỷ vẫn chưa được xác định, không có cách chữa trị triệt để nào để “thoát khỏi” tự kỷ. Tự kỷ là sự rối loạn hệ thần kinh. Nó không phải là một căn bệnh. Bạn không nên tìm cách “tống khứ” bệnh tự kỷ của con bạn.

Hãy sống với nó. Và hãy nhớ rằng con bạn vẫn là con bạn. Hãy yêu thương chúng vô điều kiện.
Gia đình có thể phải đi cùng cả đời để thay đổi các nhu cầu của trẻ. Điều này cần sự kiên nhẫn. Hãy đưa trẻ đến trường giáo dục đặc biệt. Vì trẻ tự kỷ khá yếu đuối, hãy đảm bảo bạn báo trước cho giáo viên biết về tình trạng của con bạn.

Hơn bất cứ điều gì, bạn chỉ cần khiến trẻ cảm nhận được sự quan tâm yêu thương của bạn dành cho chúng.
Tự kỷ ở trẻ được xem như căn bệnh theo cả cuộc đời. Và trẻ sẽ lớn lên thành người tự kỷ.

Sự xuất hiện của chứng bệnh này bắt đầu từ mờ nhạt đến nghiêm trọng. Khi còn mờ nhạt, trẻ tự kỷ có thể sống độc lập, trái lại khi trở nên nghiêm trọng, trẻ sẽ cần thuốc và sự trợ giúp trong cả cuộc đời chúng.
Cha mẹ hoặc người chăm sóc cũng sẽ cần hỗ trợ và giúp đỡ chúng trong thời gian này.

Mong đợi gì ở trẻ tự kỷ?

Bởi vì bệnh tự kỷ biểu hiện khác nhau ở mỗi đứa trẻ, đó là sự rối loạn phức tạp và khó để chẩn đoán.

Tuy nhiên, có một vài cách mà bác sỹ có thể xác định được chứng tự kỷ ở trẻ một cách hiệu quả, và nếu con bạn đang biểu hiện bất kỳ dấu hiệu nào trong những dấu hiệu tự kỷ này, bạn nên tới gặp bác sĩ nhi khoa ngay lập tức để thể hiện sự lo lắng của bạn.

Nếu bác sĩ nhi khoa của bạn không lắng nghe, hãy kiên trì. Hãy nhờ sự tư vấn từ bác sĩ nhi khoa hoặc nhà tâm lý trẻ nếu cần thiết.

Bước đầu tiên để chẩn đoán tự kỷ ở trẻ là kiểm tra tổng quát cơ thể cũng như xem lại lịch sử gia đình bởi một chuyên gia. Mặc dù bác sĩ nhi khoa thông thường của bạn sẽ có thể phát hiện ra hành vi lạ thường ở trẻ, bạn cũng nên cho con bạn kiểm tra bởi một chuyên gia về tự kỷ và những bệnh tương tự khác để đảm bảo con bạn đuợc chẩn đoán chính xác.

Bước tiếp theo có thể bao gồm các kiểm tra về thính giác.

Cảm giác thính giác không đầy đủ có thể gây nên ảnh hưởng đến ngôn ngữ và kỹ năng xã hội. Có hai cách kiểm tra thính giác, cách thứ nhất là ghi âm lại âm mà đứa trẻ có thể nghe được và cách thứ hai là dùng thuốc giảm đau và đo lường phản hồi của nối với những âm thanh cụ thể.

Tất nhiên, cách đầu tiên được ưa chuộng hơn vì nó không cần sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào. Sau khi kiểm tra thính giác, bác sĩ có thể khuyến khích kiểm tra hội chứng nhiễm sắc thể X dễ gãy ở con bạn, hội chứng này thường đi cùng với bệnh tự kỷ. Sự trao đổi chất cũng có thể được kiểm tra. Để làm điều này, bác sĩ sẽ cần mẫu mái hoặc nước tiểu để phân tích DNA.

Một cản scan chụp MRI hoặc CAT cũng có thể hữu ích trong việc chẩn đoán tự kỷ. Điều quan trọng là hãy làm việc với bác sĩ mà bạn tin tưởng. Khi con bạn đã được chẩn đoán, hãy chọn một bác sĩ để đi cùng con bạn xuyên suốt, như vậy việc chữa trị được đồng nhất và con bạn sẽ quen với người này.

Tự kỷ khó để chẩn đoán và thậm chí còn khó hơn để chữa trị, vì vậy hãy nhớ rằng bạn nên bắt đầu tìm hiểu nhiều nhất có thể về sự rối loạn này khi bác sĩ đã chẩn đoán được bệnh.

Tuy nhiên, có nhiều cách trị liệu mới và có sẵn. Hãy thảo luận các lựa chọn với bác sĩ nhi khoa của con bạn, giáo viên giáo dục đặc biệt của con bạn, vv. Hãy tìm lựa chọn có sẵn cho bạn và con bạn.

Hãy tìm cách hữu ích với bạn và con bạn. Đừng từ bỏ.

Nếu bạn chưa nói với bác sĩ về hành vi bất thường của con bạn, hãy làm ngay lập tức. Sự chẩn đoán sớm hơn có nghĩa là cơ hội sớm hơn để bắt đầu trị liệu.

Dịch từ koriathome

Reply