no comments

Làm thế nào để phản ứng với một đứa trẻ bướng bỉnh?

Việc phản ứng với những đứa trẻ bướng bỉnh là một thách thức đối với các bậc cha mẹ khi yêu cầu chúng làm những việc đơn giản như đi tắm, ăn cơm hay đi ngủ, nó sự là một cuộc chiến xảy ra mỗi ngày. Một cách vô tình, các bậc cha mẹ đang khuyến khích cho thái độ cứng đầu ở trẻ khi nổi cơn thịnh nộ trước thái độ bướng bỉnh của chúng.

Cách tốt nhất để phản ứng với một đứa trẻ bướng bỉnh đó là cho cô bé hoặc cậu bé thấy rằng thái độ cứng đầu của chúng không có tác dụng gì. Hãy đưa chúng tới thái độ tốt để có được kết quả mong muốn. Dưới đây là một số mẹo mà các nhà tâm lý và chuyên gia về nuôi dưỡng con cái đề xuất khi đối mặt với một đứa trẻ bướng bỉnh.

Những tính cách thường thấy ở một đứa trẻ bướng bỉnh

Không phải tất cả trẻ con đều bướng bỉnh và cứng đầu. Điều quan trọng là bạn cần biết được con mình là đứa trẻ có tính bướng bỉnh hay kiên định trước khi thực hiện bất kỳ hành động nào.

Những đứa trẻ kiên quyết có thể là những đứa trẻ cực kỳ thông minh và sáng tạo. Chúng luôn thắc mắc về rất nhiều thứ và đôi khi khiến cha mẹ cảm thấy lúng túng. Chúng có các quan điểm cá nhân và là “những người hành động.”

Một số tính cách khác mà những đứa trẻ bướng bỉnh có thể có đó là:

  • Chúng mong muốn mạnh mẽ được công nhận và lắng nghe. Vì vậy chúng thường tìm kiếm sự chú ý.
  • Chúng có thể rất độc lập.
  • Chúng có cam kết và có xu hướng làm những gì chúng thích.
  • Tất cả mọi đứa trẻ đều hay tức giận, nhưng những đứa trẻ bướng bỉnh có thể thường xuyên tức giận hơn.
  • Chúng có những phẩm chất lãnh đạo mạnh mẽ – chúng có thể trở thành “người làm chủ” theo thời gian.
  • Chúng thích làm mọi việc theo cách của chúng.

Việc quản lý một đứa trẻ cứng đầu có thể là việc khó khăn nhưng không phải là không làm được. Nghiên cứu đã chứng minh rằng những đứa trẻ thường xuyên không tuân theo các quy định và bất chấp các quy tắc sẽ là những đứa trẻ có được những thành tích cao trong học tập và lĩnh vực mà chúng lựa chọn. Chúng thường làm những điều khác với bạn chúng.

Tâm lý trẻ bướng bỉnh: Hiểu những đứa trẻ có tính kiên định

Nếu sự quyết tâm là một trong những phẩm chất nổi trội ở bạn, bạn cũng sẽ muốn nhìn thấy điều đó ở con bạn. Nhưng thật khó để phân biệt được giữa quyết tâm và bướng bỉnh. Vậy làm thế nào để phân biệt được hai khía cạnh này?

  • Từ điển định nghĩa quyết tâm là “sự kiên định với mục đích”.
  • Bướng bỉnh hoặc kiên quyết được định nghĩa là có một quyết tâm không nao núng khi làm một việc gì đó hoặc hành động theo một cách đặc biệt. Nói một cách đơn giản, người có phẩm chất này sẽ không thay đổi suy nghĩ, thái độ hoặc hành động và không bị tác động từ bên ngoài khi làm một điều gì đó.
  • Tính bướng bỉnh ở trẻ có thể theo di truyền hoặc do được hình thành theo thời gian. Có thể trong quá trình giáo dục, bạn đã vô tình hình thành nên tính bướng bỉnh ở trẻ.
  • Bạn có thể giúp con bạn rèn luyện hoặc thay đổi thái độ của chúng theo hướng tích cực.

Làm thế nào để phản ứng với những đứa trẻ bướng bỉnh?

Chắc bạn đã từng ở trong trường hợp đứa con bướng bỉnh của bạn không chịu ngồi yên trên chiếc ghế ăn và gạt thìa thức ăn đi mỗi lần bạn cho chúng ăn. Hoặc có thể đứa con 6 tuổi của bạn chỉ thức mặc đồ giống nhau mỗi ngày và dậm chân khi bạn yêu cầu chúng làm gì đó. Dưới đây là 10 mẹo bạn có thể tận dụng để kiềm chế thái độ bướng bỉnh của trẻ.

1. Lắng nghe, không tranh cãi

Giao tiếp luôn xuất phát từ hai phía. Nếu bạn muốn đứa con khó bảo của bạn lắng nghe bạn, bạn cần là người sẵn sàng lắng nghe chúng trước tiên. Những đứa trẻ cứng đầu có thể có những quan điểm chắc chắn và thường có xu hướng tranh luận.

Chúng có thể sẽ trở nên ngang ngạnh nếu chúng cảm thấy rằng chúng đang không được lắng nghe. Thông thường, khi trẻ muốn làm gì hoặc không muốn làm gì đó, việc lắng nghe chúng và có một cuộc trò chuyện thân mật về điều đang khiến chúng thấy khó chịu có thể mang lại tác dụng. Vậy làm thế nào bạn chỉ dạy một đứa trẻ bướng bỉnh 5 tuổi biết lắng nghe? Trước tiên, hãy lắng nghe cô bé hoặc cậu bé, sau đó để cho cô bé hoặc cậu bé tự động lắng nghe bạn.

2. Tạo mối liên hệ với trẻ, không bắt ép chúng

Khi bạn bắt trẻ làm điều gì đó, chúng thường sẽ có xu hướng chống đối và làm mọi thứ ngược lại. Thái độ này được hiểu là cứng đầu, điều thường thấy ở những đứa trẻ bướng bỉnh. Cứng đầu là bản năng và nó không bị giới hạn với trẻ con. Hãy tạo ra mối liên hệ với con bạn.

Ví dụ, nếu bạn cố gắng để bắt một đứa trẻ đang ham xem TV chắc chắn sẽ không có tác dụng. Thay vào đó, hãy ngồi với con và cho chúng thấy bạn quan tâm đến chương trình mà chúng đang xem. Khi bạn cho trẻ thấy sự quan tâm của bạn, trẻ sẽ đáp lại. Những đứa trẻ có mối liên hệ với cha mẹ chúng sẽ có thái độ muốn hợp tác. Việc thiết lập một mối liên hệ với những đứa trẻ cứng đầu sẽ giúp bạn giải quyết sự bướng bỉnh của chúng dễ dàng hơn.

Hãy thực hiện bước đầu tiên đó là tạo mối liên hệ với con bạn ngay hôm nay – hãy ôm con!

3. Đưa ra cho trẻ những lựa chọn

Trẻ có suy nghĩ riêng của chúng và chúng không thích bị yêu cầu làm việc gì đó. Khi bạn nói với con mình rằng con phải đi ngủ lúc 9 giờ tối, tất cả những gì bạn nhận được đó là phản ứng với câu nói “Không!”. Khi bạn cậu con trai bướng bỉnh của mình mua một món đồ chơi mà bạn đã chọn, cậu bé chắc chắn sẽ không thích món đồ chơi đó. Thay vào đó, hãy đưa ra các lựa chọn và chỉ dẫn cho con bạn. Thay vì yêu cầu con đi ngủ, ãy hỏi xem liệu con có một nghe mẹ kể một câu chuyện A hoặc B nào đó khi đi ngủ không.

Có thể con bạn sẽ vẫn cứng đầu và nói: “ Con sẽ không đi ngủ!”. Khi điều đó xảy ra, hãy bình tĩnh và nói với con rằng “Đó không phải là một trong những lựa chọn.” Bạn có thể nhắc lại điều này nhiều lần nếu cần thiết. Khi bạn lặp đi lặp lại điều này nhiều lần, trẻ sẽ phải chịu thua.

Điều đó cho thấy, bạn không nên đưa ra quá nhiều lựa chọn cho trẻ. Ví dụ, việc yêu cầu con bộ trang phục nào đó từ tủ quần áo của con có thể khiến con cảm thấy lúng túng. Bạn có thể tránh vấn đề này bằng cách chỉ để lại 2 hoặc 3 bộ đồ, sau đó yêu cầu con chọn từ những món đồ đó.

4. Bình tĩnh

Lớn tiếng với một đứa trẻ cứng đầu hay la hét sẽ chỉ làm cho cuộc hội thoại thông thường giữa cha mẹ và con cái trở thành cuộc đấu khẩu mà thôi. Trẻ có thể sẽ xem phản ứng của bạn như sự mào đầu cho cuộc đấu khẩu. Điều này sẽ chỉ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn mà thôi. Thay vào đó, hãy giúp con hiểu được sự cần thiết khi phải làm một việc gì đó hoặc cư xử theo một cách riêng biệt.

Hãy làm điều gì đó tạo ra sự bình tĩnh – thiền hoặc nghe nhạc. Hãy nghe những bản nhạc có giai điệu nhẹ nhàng, mở những bản nhạc giúp thư giãn và điềm tĩnh tại nhà, như vậy con bạn cũng có thể nghe được. Sau đó, hãy mở nhạc mà con bạn yêu thích. Theo cách đó, bạn có thể có được “sự ủng hộ” của con và khiến chúng thả lỏng hơn.

5. Tôn trọng trẻ

Nếu bạn muốn trẻ tôn trọng bạn và những quyết định của bạn, bạn cần tôn trọng chúng. Trẻ sẽ không chấp nhận sự cưỡng chế nếu bạn bắt chúng làm điều gì đó. Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng để hình thành sự tôn trọng trong mối quan hệ với con bạn:

  • Tìm kiếm sự hợp tác, đừng chỉ luôn đưa ra các chỉ dẫn.
  • Đưa ra những quy định phù hợp cho trẻ và phải kiên định.
  • Hãy đồng cảm với trẻ – đừng bao giờ làm trẻ phân tán cảm xúc hoặc ý tưởng.
  • Hãy để trẻ làm điều chúng có thể làm, tránh hối thúc chúng làm điều gì đó, đừng tạo áp lực cho trẻ. Điều này cũng cho chúng thấy rằng bạn tin tưởng chúng.
  • Hãy nói điều bạn muốn nói và làm điều bạn nói.

6. Làm việc cùng trẻ

Những đứa trẻ cứng đầu hoặc bướng bỉnh thực sự nhạy cảm với cách mà bạn cư xử với chúng. Vì vậy hãy chú ý tới tông giọng, ngôn ngữ cơ thể và ngôn từ mà bạn sử dụng khi nói chuyện với trẻ. Khi trẻ trở nên khó chịu với thái độ của bạn, chúng sẽ làm điều mà chúng nghĩ rằng đó là cách tốt nhất để bảo vệ chúng: chúng chống đối, phản kháng và kích động.

  • Việc bạn thay đổi cách bạn tiếp cận với một đứa trẻ bướng bỉnh có thể thay đổi cách chúng phản ứng lại với bạn. Thay vì yêu cầu trẻ làm điều gì đó, hãy làm bạn của chúng.
  • Hãy sử dụng những câu nói như “hãy làm việc này”, “con nghĩ thế nào về việc chúng ta cùng làm điều đó” thay vì nói rằng “Mẹ muốn con…”.
  • Hãy sử dụng những hoạt động vui vẻ để khiến con làm việc gì đó. Ví dụ, nếu bạn muốn đứa trẻ bướng bỉnh của mình cất đồ chơi đi, hãy tự làm điều đó trước và yêu cầu con trở thành “người giúp đỡ đặc biệt”.
  • Bạn cũng có thể tạo ra một trò chơi để cả con và bạn cùng tham gia, như vậy sẽ kích thích sự tham gia của con.

Hãy nhớ rằng mục đích của hành động việc cùng con là để trở thành bạn của con.

7. Thương lượng

Đôi khi, việc thương lượng với trẻ là một điều cần thiết. Thật dễ hiểu cho hành động của trẻ khi chúng không có được thứ mà chúng muốn. Nếu bạn muốn trẻ lắng nghe bạn, bạn cần biết điều gì sẽ làm chúng ngừng lại việc mà chúng đang làm.

  • Hãy bắt đầu bằng cách hỏi một số câu hỏi như “Điều gì đang làm con thấy khó chịu?”, “Có vấn đề gì không con?”, hoặc “Con có cần thứ gì không?” để kích thích trẻ nói về vấn đề mà chúng đang gặp phải. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu được rằng bạn tôn trọng những mong muốn của chúng và sẵn sàng nghĩ tới những mong muốn đó.
  • Thương lượng không nhất thiết là bạn luôn nhượng bộ trước những yêu cầu của trẻ. Nó cho thấy sự quan tâm của bạn dành cho trẻ.
  • Ví dụ, con bạn không sẵn sàng đi ngủ vào thời gian quy định. Thay vì năn nỉ con, hãy cùng bàn bạc với con về một thời gian đi ngủ phù hợp cho cả hai.

8. Tạo ra một không gian hiểu ý tại nhà

Trẻ con học hỏi thông qua quan sát và trải nghiệm. Nếu chúng nhìn thấy cha mẹ luôn cãi vã, chúng sẽ bắt chước điều đó.

Sự bất hòa của cha mẹ có thể dẫn tới không khí căng thẳng trong gia đình, ảnh hướng đến cảm nhận và thái thái độ của trẻ.

Theo một nghiên cứu, sự bất hòa trong hôn nhân có thể dẫn tới sự kích động ở trẻ.

9. Hiểu được quan điểm của trẻ

Để hiểu được thái độ của một đứa trẻ bướng bỉnh nhiều hơn, hãy cố gắng nhìn nhận tình hình dựa trên quan điểm của chúng.

Hãy đặt bản thân bạn vào trường hợp của trẻ và cố gắng hình dung ra lý do khiến chúng hành động như vậy. Bạn càng hiểu con, bạn càng có thể xử lý trước sự bướng bỉnh của con dễ dàng hơn.

Ví dụ, nếu con bạn không sẵn sàng làm bài tập, có thể chúng bị áp lực với quá nhiều bài tập. Nếu con bạn có quá nhiều bài tập hoặc chúng không thể tập trung, bạn có thể giúp con bằng cách chia nhỏ các bài tập ra để chúng có thể hoàn thành từng bài tập một. Như vậy, trẻ sẽ cảm thấy sẵn sàng hơn và bớt áp lực hơn.

10. Tăng cường thái độ tích cực

Có những khi bạn không biết mình nên làm gì với đứa con bướng bỉnh của mình để kiểm soát sự giận giữ và thái độ kích động của chúng. Nhưng nếu bạn phản ứng mà không suy nghĩ, bạn có thể kích thích cho thái độ tiêu cực và thậm chí làm gia tăng thái độ tiêu cực một cách vô tình.

Ví dụ, con bạn có thể nói “Không!” với hầu hết những gì bạn nói. Hãy nghĩ về nó – bạn có nói “Không” nhiều lần không? Nếu có, bạn đang làm gia tăng thái độ tiêu cực ở con.

Một cách có thể giúp thay đổi những phản hồi tiêu cực ở một đứa trẻ bướng bỉnh đó là thông qua trò chơi “Có”. Khi chơi trò chơi này, con bạn phải nói “có” hoặc “không” với mọi thứ. Những câu hỏi như “Con có thích kem không?”, “Con có thích chơi đồ chơi không?”, hay “Con có muốn đi thăm công viên khủng long vào ngày mai không?”, những câu hỏi thế này sẽ thường nhận được câu trả lời “có”. Trẻ càng phản hồi tích cực thì chúng càng cảm thấy mình được lắng nghe và coi trọng.

Giáo dục trẻ là điều mà chúng ta không thể thực hiện trong một ngày hay hai ngày mà nó là cả một quá trình và sự nỗ lực. Thái độ của chúng ta với trẻ sẽ là điều kiện quyết định thái độ của trẻ phản ứng lại chúng ta. Hãy là những bậc cha mẹ thông thái để không mắc phải những sai lầm khi giáo dục trẻ.

Doimathuyen.com

Reply