no comments

Tại sao trẻ không nghe lời? 6 bí mật khiến con bạn nghe lời ngay từ lần đầu tiên

Có một câu hỏi phổ biến mà hầu hết các bậc cha mẹ đều tự hỏi đó là “Tại sao con tôi lại không nghe lời?” Bạn có gặp phải tình huống này không? Khi bạn yêu cầu con bạn làm việc gì đó hoặc thậm chí là dừng lại một thái độ nào đó, bạn mong đợi con bạn sẽ nghe lời và làm theo hướng dẫn của bạn. Nhưng không phải những gì chúng ta yêu cầu trẻ thực hiện luôn xảy ra phải không nào? Hãy tìm hiểu xem tại sao con bạn lại không nghe lời và làm thế nào – qua những hành động của bạn – có thể khiến con bạn nghe lời ngay từ lần đầu tiên bạn yêu cầu.

Bạn thường yêu cầu con bạn làm một việc gì đó hoặc có thể yêu cầu chúng làm một việc khác và chúng không nghe lời bạn thường xuyên như thế nào? Ví dụ như bạn yêu cầu chúng ngừng rê trái rổ trong nhà khi bạn đang mải miết với chiếc điện thoại và yêu cầu chúng tháo giày ra.

Bạn yêu cầu một lần, sau đó hai lần và dần dần bạn sẵn sàng yêu cầu con bạn lần thứ ba, bạn có thể cảm thấy áp lực ở bên trong và bạn sẵn sàng để phê bình chúng. Như một chiếc ấm trà trên lò sẵn sàng sôi sùng sục, đây là cảm giác mà chúng ta đang cảm thấy ở bên trong.

Việc bản thân bạn phải lặp đi lặp lại nhiều lần và không nhận được hành động nào mà bạn yêu cầu, hoặc có thể thậm chí là không nhận được dấu hiệu cho thấy chúng đã nghe thấy bạn nói có thể khiến bạn cảm thấy bị chọc tức, khó chịu và thậm chí là nổi giận.

Xu hướng dễ dàng là bạn sẽ chỉ ngón tay vào con bạn khi điều này xảy ra.
“Tai sao chúng lại không nghe lời?”
“Chúng không nghe tôi nói sao?”
“Chúng đang không chú ý đến lời nói của tôi sao?”

Những suy nghĩ này có thể xoáy sâu nhưng một điều thậm chí có thể khó khăn hơn để nghe đó là: Có thể lúc bạn đang chỉ tay vào con bạn chính là bạn đang chỉ ngược lại bạn. Ngón tay ấy chỉ ngược lại bạn.
Chìa khóa để khiến trẻ lắng nghe đó là cách bạn thực hiện khi đưa ra yêu cầu và mức độ sao lãng khi bạn đưa ra yêu cầu.

Hãy tìm hiểu xem lý do tại sao con bạn lại không nghe lời và sau đó họcc ách khiến chúng nghe lời ngay trong lần đầu tiên. Chẳng phải thật tuyệt vời để không bao giờ phải lặp lại yêu cầu đến ba, bốn, hoặc nhiều hơn hay sao?

1. Trở thành tấm gương

Nếu bạn muốn con bạn lắng nghe,bạn cần trở thành người biết lắng nghe. Ví dụ, nếu bạn yêu cầu trẻ không nói những từ không đẹp, nhưng bản thân bạn lại sử dụng những từ ngữ đó…chúng sẽ làm theo gương của bạn.
Hãy trở thành một tấm gương cho con bạn. Nếu bạn muốn con bạn lắng nghe, hãy thực hiện điều này. Hãy đặt điện thoại xuống và dành chút thời gian nghe những điều mà chúng sẽ nói hoặc kể cho bạn nghe. Hãy dành cho chúng sự chú ý hoàn toàn và nhìn vào mắt chúng khi chúng đang nói chuyện với bạn.

Hãy cho con bạn thấy rằng sự lắng nghe chủ động là như thế nào, đồng thời dạy cho chúng thái độ biết tôn trọng để sử dụng tại trường học, với những người huấn luyện và trong cuộc sống. Nếu bạn chủ động lắng nghe, trẻ sẽ chủ động lắng nghe bạn.

2. Thay đổi cách bạn đưa ra yêu cầu

Khi bạn sử dụng ngôn ngữ tích cực để yêu cầu con bạn làm việc gì đó, bạn sẽ có được kết quả tốt hơn hơn là nếu bạn la hét để khiến chúng ngừng làm việc đó. Một lời đề nghị tiêu cực sẽ thường được đáp lại với một phản hồi tiêu cực.

Hãy thay đổ cách đưa ra yêu cầu tiêu cực như “đừng chạy!” thành yêu cầu tích cực như “hãy bước đi trong nhà, như vậy con sẽ không bị trượt chân và ngã.”

Một ví dụ khác đó là “không đánh nhau nữa!”, bạn có thể sửa thành một cách nói tích cực như “chúng ta sử dụng bàn tay để cổ vũ nhau và để vỗ tay.”

Việc thể hiện các yêu cầu một cách tiêu cực sẽ mang lại phản hồi tiêu cực. Nếu bạn chỉ nói “đừng đánh chị gái con!”, trẻ sẽ tập trung vào từ ĐỪNG. Khi bạn sửa đổi và nói “hãy hòa nhã” hoặc “bàn tay các con dùng để nắm lấy tay nhau”, trẻ sẽ hoàn toàn ở trong trạng thái tích cực.

3. Hãy có mặt và đừng bị động khi bạn đưa ra yêu cầu

Thật dễ dàng để ở bên ngoài và la hét vào phòng con bạn rằng “ngừng ném bóng gần Tivi” hay “lấy cho mẹ chai nước”. Bạn có thể đã biết điều này nhìn chung không mang lại những kết quả mong đợi..

Khi những đứa trẻ đang làm một việc gì đó, chúng sẽ rất ham mê với việc mà chúng đang làm, có vẻ dường như chúng cố ý phớt lờ bạn – nhưng không phải vậy. Chúng tập trung cao độ vào việc mà chúng đang làm và chúng không nghe thấy bạn nói.

Nếu bạn muốn chúng ngừng làm việc gì đó, trước tiên bạn phải có được sự chú ý của chúng. Việc ở thế bị động và đưa ra yêu cầu sẽ không khiến con bạn nhảy lên và chạy đi làm việc nhà.

Thay vào đó, hãy đứng lên, đi tới con bạn và đưa ra yêu cầu cho chúng. Nếu có điều gì đó đang cạnh tranh với sự chú ý của bạn – Tivi, điện tử, game, vv – hãy tắt chúng đi hoặc tạm thời mang chúng đi, như vậy bạn có được sự chú ý hoàn toàn từ con bạn và không bị gián đoạn lời nói.

4. Đưa ra các lựa chọn để khiến yêu cầu của bạn không giống với sự ra lệnh

Chúng ta thường ra lệnh cho con của chúng ta làm một việc gì đó và chúng chống đối lại yêu cầu của chúng ta thường xuyên như thế nào?

Là một người lớn, khi ai đó yêu cầu tôi làm việc gì đó, tôi ít khi muốn làm điều đó và có thể chống đối lại yêu cầu đó. Những đứa trẻ cũng vậy, chúng không muốn luôn bị yêu cầu làm gì đó.

Mẹo? Việc yêu cầu trẻ làm việc gì đó bằng cách đưa ra hai lựa chọn để chúng lựa chọn sẽ hữu ích. Khi chúng cảm thấy đang kiểm soát tình huống và có thể đưa ra quyết định mà không bị bắt buộc, chúng sẽ trở nên nghe lời hơn.

Ví dụ:

Khi con gái bạn không muốn mặc bộ đồ mà bạn chọn, hãy đưa ra các lựa chọn cho cô bé lựa chọn.

Nếu con trai bạn đang ném một trái bóng trong nhà, hãy hỏi cậu bé xem liệu cậu ấy thích ném bóng ở bên ngoài hay chơi một trò chơi khác ở nơi mà cậu ấy sẽ không làm đổ vỡ bất cứ thứ gì.

Nếu con trai bạn không muốn dọn dẹp phòng của cậu ấy, hãy đưa ra lựa chọn cho cậu ấy để dọn giường hoặc đồ chơi của cậu ấy trước tiên. Hãy chia nhỏ công việc dọn phòng thành từng phần việc, như vậy công việc trở nên nhẹ nhàng hơn.

5. Kiên định

Hãy kiên định với điều mà bạn nói, như vậy con bạn hiểu được rằng nếu bạn yêu cầu chúng làm việc gì đó, chúng cần lắng nghe lần đầu tiên hoặc có thể là một sự trừng phạt.

Đủ dễ dàng để nói: “Nếu con làm thêm một lần nữa, mẹ sẽ….” nhưng hãy đảm bảo sự trừng phạt mà bạn đưa ra hợp lý với tình huống và bạn sẵn sàng kiên định với sự trừng phạt hoặc theo sát chúng, như vậy trẻ nhận thấy chúng cần dừng lại thái độ của chúng.

Hãy đảm bảo sự trừng phạt mà bạn gắn cho tình huống có tính thực tiễn với lỗi mà chúng gây ra và không nên không có liên quan đến tình huống.

Hãy kiên quyết đặt ra các quy định hợp lý trong nhà bạn, với những lý do an toàn và nhân đạo, nhưng không quá bó hẹp để khiến con bạn cảm thấy bị bó hẹp sự khám phá. Hãy kiên định với các quy định, như bạn áp dụng với các sự trừng phạt, như vậy trẻ biết được giới hạn ở đâu.

6. Hạ thấp các kỳ vọng của bạn

Thật quan trọng để trở nên linh động và mang lại cho trẻ không gian hít thở – cùng sự thoải mái. Chúng cần không gian để khám phá và học hỏi mà không sự đối mặt với các sự trừng phạt hoặc bị quở trách.

Hãy quan sát con bạn, nếu tình huống này có thể xảy ra khi chúng thực hiện sự không đồng thuận theo cách riêng của chúng và không cản trở không gian của nhau một cách tự nhiên, sau đó hãy để chúng tự thực hiện.
Nếu rõ ràng tình huống cần một người lớn tham gia và một trong các quy định hoặc rào cản trong nhà đã được thông qua, bạn có thể tham gia theo cách phù hợp.

Dịch từ thepragmaticparent

Reply