no comments

6 cách tích cực giúp ngừng các cuộc xung đột của những đứa trẻ trong nhà

Khi những đứa con tôi xung đột với nhau, điều đó khiến tôi cảm thấy thật tệ về khả năng làm mẹ của tôi.
Tại sao chúng lại không thể hòa hợp với nhau. Khi những đứa con tôi xung đột với nhau, điều đó không chỉ khiến chúng bị đau mà nó còn khiến tôi đau nhiều hơn.

Tôi cảm thấy dường như tôi đang thất bại khi những đứa con tôi không thể hòa hợp với nhau và tôi tự nghĩ liệu có phải do tôi làm việc chưa làm việc đủ chăm chỉ để tạo ra một ngôi nhà tích cực và yêu thương cho chúng.

Sau đó tôi đã có được khoảnh khắc bừng sáng đưa tôi ra khỏi sự lo lắng và không chắc chắn về khả năng làm mẹ của tôi. Tôi nhận ra rằng sự xung đột giữa bọn trẻ hoàn toàn là bình thường và tôi có thể sử dụng những hành động của riêng tôi – cách tôi đối xử với những đứa con tôi và phản ứng trước xung đột của chúng – để tác dộng một cách tích cực đến tất cả chúng tôi.

Đúng, sự xung đột giữa bọn trẻ có thể liên quan đến sự tổ chức trong gia đình, hoặc cách mà một số bậc cha mẹ đối xử với những đứa con của họ (một cách vô ý hoặc thậm chí là cố tình), nhưng đồng thời những tình huống này khiến chúng ta trở nên giận giữ và buồn phiền, nó lại thực sự là những cơ hội cho những khoảnh khắc chúng ta có thể dạy dỗ bọn trẻ.

Những khoảnh khắc có thể dạy dỗ sẽ đồng thời giúp những đứa con của chúng ta phát triển thành con người toàn diện với sự giao tiếp chín chắn và các kỹ năng giải quyết xung đột, và đó không phải là một điều tệ, phải không nào?

Sự xung đột giữa bọn trẻ là bình thường, nhưng sự xung đột của bọn trẻ cho thấy có điều gì đó thực sự to lớn đang xảy ra.

Cha mẹ chính là người tìm ra gốc rễ của vấn đề.

Ví dụ, liệu con trai tôi có gây xung đột với chị gái cậu bé vì cậu ấy ghanh tỵ về sự chú ý mà cô bé có được từ tôi và cố gắng để khiến tôi chú ý hơn đến cậu ấy không? Nếu đây là nguyên nhân gốc rễ, tôi có thể tạo thêm nhiều cơ hội để có thời gian riêng với con trai tôi để khiến cậu bé cảm thấy rằng thời gian tôi dành san bằng cho cả cậu bé và chị gái của cậu ấy.

Chúng ta phải nghĩ tới khía cạnh sinh lý đằng sau những hành động, để giúp những đứa con của chúng ta tìm ra giải pháp.

1. Hãy xem liệu chúng có thể tự xử lý xung đột hay không

Tôi thường can thiệp vào sự xung đột của bọn trẻ khi xung đột bắt đầu nổi lên. Tôi sẽ chia tách chúng ra hoặc làm chúng quên đi những vấn đề mà chúng đang gặp phải, nhưng đồng thời một đứa trẻ luôn cảm thấy buồn rầu và không vui vẻ với giải pháp nói chuyện hài hòa của tôi.

Và sau đó một ngày, quá mệt để can thiệp vào các cuộc xung đột, tôi để chúng tự xử lý vấn đề của chúng và tôi ngồi đó, quan sát chúng.
Việc để chúng tự xử lý vấn đề dạy cho trẻ cách giao tiếp với nhau và tìm ra các giải pháp, tất cả đều phù thuộc vào chúng.

Có một số loại trừ đối với điều này, và việc giúp những đứa trẻ có được sự hòa hợp có thể không phải luôn đạt được. Vào các thời điểm trong ngày – tất cả chúng ta đều biết thời điểm mà những đứa trẻ đói và mệt mỏi, không thể xử lý được điều gì – không thành vấn đề gì để tham gia và giải quyết tình huống và đề xuất một cách thay thế.

Ví dụ, nếu con tôi đang chơi bên ngoài và xung đột với nhau vì tranh nhau chơi trò cưỡi ngựa, chúng tôi gạt trò chơi đó ra, đưa chúng vào trong nhà để chơi trong phòng hoặc xem một chương trình trong 20 phút để làm chúng bớt tức giận.

Bây giờ, nếu sự phản đối của con bạn dẫn đến sự xung đột hoặc một ai đó bị thương hoặc sẽ bị thương, cha mẹ cần can thiệp ngay lập tức. Việc tìm ra chỗ chơi chung có thể khó trong thời gian này và chúng cần thời gian để bình tĩnh, thời gian riêng của chúng và chia tách chúng ra, sau đó thời gian để chúng suy nghĩ và nói về cảm xúc của chúng.

2. Làm việc đội nhóm để có được chiến thắng

Hãy cho những đứa con bạn hợp thành đội nhóm để chúng thấy được ý nghĩa của việc làm việc cùng nhau.
Ví dụ, hãy yêu cầu con bạn mỗi đứa đỡ một bên của chiếc hộp nặng và giúp mang nó vào trong nhà, yêu cầu chúng mang đồ từ xe vào trong nhà hoặc yêu cầu một đứa quét nhà và một đứa hót rác, như vậy chúng làm việc cùng nhau.

Tôi sẽ yêu cầu cả ba đứa con tôi cùng nhau dọn phòng chơi, như vậy chúng tôi có thể tiếp tục đi bộ hoặc đi xe đạp cùng nhau khi chúng hoàn thành công việc. Khi tôi đề nghị một công việc cho bọn trẻ, chúng sẽ giúp anh chị em chúng hoàn thành công việc nhanh hơn, chúng sẽ làm việc gì đó mà tất cả chúng đều muốn.

Hãy lưu ý rằng tôi không đưa ra các phần thưởng hay kẹo là hình thức hối lộ để khiến con tôi làm việc gì đó. Nếu chúng tôi có việc gì đó đã được dự định sẽ thực hiện trong ngày mà trẻ thích thú, tôi sẽ dùng điều đó như một động cơ để khiến chúng làm việc cùng nhau. Những ý tưởng gồm có thời gian giải lao, ăn trưa, ăn tối, đi bộ, đi chơi, một người khách ghé thăm, vv.

3. Sử dụng khích lệ tích cực

Hãy tìm kiếm cơ hội để đưa ra thái độ tích cực giữa những đứa con bạn khi chúng đang chơi vui vẻ và làm việc tốt cùng nhau.

Chúng có đang chia sẻ, vui vẻ, khen ngợi anh chị em hoặc giúp anh chị em chúng không?

Hãy đưa ra những câu nói khen ngợi như ““Cả hai đứa con hợp thành một đội thật tuyệt” hoặc “ Mẹ thực sự thích cách các con làm việc vui vẻ cùng nhau” hoặc “Cảm ơn các con đã chia sẻ đồ chơi với nhau.”

Hãy tìm kiếm thái độ tốt và thể hiện sự khen ngợi tích cực, con bạn luôn chú ý đến cách bạn phản ứng với chúng và đáp lại điều đó.

4. Tìm các khoảnh khắc có thể dạy dỗ

Hãy sử dụng cơ hội trẻ xung đột như một khoảnh khắc có thể dạy dỗ để nói cho trẻ hiểu về sự thấu hiểu, tốt bụng, quan tâm đến cảm xúc và nhu cầu của người khác.

Hãy can thiệp không phải để làm trọng tài cho con bạn, mà là để giúp chúng phát triển kỹ năng xử lý xung đột lành mạnh bằng cách học cách nhận ra các cảm xúc, đặt một cái tên cho cảm xúc và sử dụng lời nói để giúp chúng giải quyết các mâu thuẫn.

Hãy lắng nghe cả hai đứa con bạn nói về “khía cạnh câu chuyện” của chúng khi chúng ở xa đứa trẻ kia, và sau đó kể lại câu chuyện cho bọn trẻ nghe.

Hãy giúp chúng nói về cảm nhận của chúng trong suốt cuộc xung đột và yêu cầu chúng tìm ra giải pháp mà chúng đều đồng ý.

5. Cho chúng thời gian chơi độc lập

Nếu con bạn luôn ở bên nhau trong cả ngày, hãy đảm bảo bạn dành cho chúng thời gian chơi độc lập, như vậy chúng có được sự thư giãn và riêng tư từ các thành viên khác trong gia đình.

6. Ưu tiên thời gian riêng với mỗi đứa trẻ

Trẻ có thể phản ứng một cách kích động với cha mẹ chúng và đặc biệt với anh chị em chúng khi chúng đang không nhận được sự chú ý cá nhân mà chúng cần.

Việc tìm kiếm các cơ hội để dành riêng thời gian với con bạn không có người giữ trẻ hoặc các hoạt động ngoài lề, có những cách đơn giản để có được thời gian chất lượng này với mỗi đứa con bạn mỗi ngày.

Thời gian riêng kết nối với con bạn hoàn toàn cần thiết để cải thiện mối quan hệ cha mẹ – con cái, tạo nên sự tự tin của chúng và giúp tạo ra một cuộc sống gia đình tích cực và an vui hơn, đặc biệt giữa những đứa trẻ. Thời gian kết nối riêng tư giúp cải thiện sự tự tin của chúng trong tháp gia đình và loại bỏ cảm giác không an toàn có thể giúp tạo sự căng thẳng cho những đứa trẻ và đồng thời gây nảy sinh xung đột.

Dịch từ thepragmaticparent

Reply