no comments

Làm gì khi gặp chó dữ ?

Chó là thú nuôi quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta từ thành thị đến nông thôn. Nhưng chỉ khi đến một ngày điều tồi tệ xảy ra khi trẻ gặp phải một “người bạn” lạ mặt hung hăng…. Đó là lúc bố mẹ thấy thật may mắn là mình đã trang bị cho con kiến thức phòng thân thật hữu ích.

Bố mẹ cần lưu ý thường xuyên nhắc nhở bé làm gì khi gặp chó dữ ?

Hạn chế nguy cơ bị chó tấn công

– Không nên tiếp cận những con chó lạ, đặc biệt khi chúng đang bị xích hoặc nhốt.

– Không quấy rối khi chúng đang ăn, ngủ, gặm đồ chơi,…

– Tránh bất ngờ đụng chạm, vuốt ve con chó, kể cả là chó nuôi của mình.

– Không để trẻ em chạy đuổi theo chó, khi nhìn thấy chó không được trêu chọc, khiêu khích chúng.

Cần giữ bình tĩnh

-Sự hoảng loạn lúc này của nạn nhân lại làm tăng kích động cho con chó đang hung hăng khiến nó càng liều lĩnh tấn công.

-Dạy trẻ ghi nhớ “đừng bao giờ bỏ chạy khi gặp chó, hãy đóng vai làm một cái cây hoặc khúc gỗ” – là tư thế đứng thẳng, hai tay để hai bên, cứng và bất động!

-Đừng bao giờ quay lưng về phía chó, luôn luôn quan sát chó nhưng tránh nhìn thẳng vào nó.

-Đừng cố gắng tỏ vẻ đáng sợ hơn con chó đó hoặc có những động tác đột ngột. Chú ý giữ các cử động chậm rãi và đều đều.

Một số hành động đề xuất:

-Tìm cách đánh lạc hướng con chó bằng các vật dụng mang theo để chúng nhai (như ném cho chúng chai nước, đồ chơi, áo khoác, cuốn sách,…)

-Khi đứng hãy giữ các ngón tay cuộn tròn thành nắm đấm để tránh bị cắn.

-Không vung tay hoặc đá chân để xua đuổi chó. Khi vung tay như vậy bạn gia tăng nguy cơ dễ bị tấn công vào cổ, ngực.

-Nếu không may bị chó đuổi theo tấn công và bạn bị ngã ra đất. Khi đó hãy nằm sấp xuống đất và cuộn tròn cơ thể lại. Làm như vậy sẽ bảo vệ được vùng mặt, ngực và cổ họng là những khu vực trọng yếu trên cơ thể, tránh được nguy cơ tử vong cao.

Những dấu hiệu của một con chó có dấu hiệu nguy hiểm.

-Gầm gừ, nhe nanh là những biểu hiện rõ rệt của sự gây hấn. Một con chó đang giận dữ có thể trợn mắt, đặc biệt nếu đó không phải là hình ảnh bình thường của nó.

-Nếu chó tiếp cận bạn nhưng thân mình thả lỏng và phần giữa thân cong xuống, có lẽ con chó đó không tấn công.

-Dáng điệu nhảy cẫng lên cho thấy chó vui vẻ và đang tò mò tìm hiểu bạn. Dáng chạy đều đều có nghĩa con chó đó có thể nguy hiểm.

Xử lý vết thương khị bị chó cắn

-Nhanh chóng rửa vết thương bằng nước với xà phòng đặc 20%, trong 20 phút. Băng vết thương bằng gạc vô trùng.

-Sau khi sơ cứu ban đầu, cần đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị và tiêm phòng kịp thời.

-Cần thông báo cho chính quyền địa phương thông tin chó cắn nếu bạn thấy con chó có nguy cơ và biểu  hiện mắc bệnh.

 

Reply